Tọa lạc tại 5415 S – 4360 W thuộc thành phố Salt Lalt tiểu bang Utah (Hoa kỳ)…Thánh đường Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, dưới sự chăn dắt đoàn chiên trong một Chúa chiên của Linh mục Chánh xứ Hà Đăng Thụy, nên ngôi Thánh đường này đã được thành hình để nói lên niềm tin của người Công giáo và cũng là nơi thành công trên bước đường bảo tồn kho tàng văn hóa cho các thế hệ kế tiếp sinh sống tại đây.Nhìn về quá khứ cuộc hành trình đức tin của người Công giáo Việt nam, ai cũng đều phải công nhận niềm tin của họ. Niềm tin đó liên kết sự đoàn kết, hy sinh và sẵn sàng vượt mọi nghi kỵ, khó khăn để đạt được ước nguyện cuối cùng là có được một ngôi Thánh đường, để cùng tôn thờ Thiên Chúa trong mỗi Thánh lễ ngày Chúa nhật, và cũng là nơi bảo tồn ngôn ngữ cho các thanh thiếu niên trong mỗi ngày thứ bảy. Tuy nhiên, thành công của ngày hôm nay cũng không phải là không có những gian truân của ngày hôm qua.Cộng đồng người Việt tại đây, với con số thống kê rất khiêm nhường so với các tiểu bang khác trên toàn nước Mỹ. Trong số người Việt nam định cư, có nhiều người có những tôn giáo khác nhau. Số người Việt nam theo Công giáo thống kê lúc đó trên dưới khoảng 70 gia đình…Với con số ít ỏi như thế, vào những năm của đầu thập niên 90 họ đã cùng Linh mục Quản nhiệm Hà Đăng Thụy “chạy show Thánh lễ”. Chắc mọi người sẽ ngạc nhiên vì có từ ngữ này xuất hiện trong tôn giáo. Từ ngữ “chạy show” để ám chỉ cho những ca sĩ mà thôi. Nhưng sự thực, đoàn chiên đã cùng với Chúa chiên chạy show Thánh lễ, là vì họ không có được một ngôi Thánh đường, mà phải đi mướn nhà thờ của các Linh mục bản xứ để vội vàng cử hành Thánh lễ theo thời gian quy định. Nghĩ tới thời gian đó mới thấy những cái thiếu thốn tinh thần mà họ phải chịu.Đến giai đoạn quyết định cần phải có ngôi Thánh đường để làm nơi thờ phượng. Cha xứ Hà Đăng Thụy và giáo dân đã quyết định đóng góp trong vòng 3 năm, để có số tiền mua lại căn nhà thờ cũ của Mormon….Với 70 gia đình thật là chật vật và khó khăn, nhưng đã vượt qua. Đó là giai đoạn hành trình đức tin lần thứ nhất.Nếu cuộc sống cứ bình lặng…nhân số đừng tăng, và không có những nhu cầu đòi hỏi mỗi ngày một cấp bách trong chiều hướng giáo dục thanh thiếu niên. Thì sẽ không có hành trình đức tin lần thứ hai. Sau 8 năm, số người đã tăng thành ra nhu cầu đòi hỏi cần phải có nơi thờ phượng rộng rãi, và với cấp số nhân tín hữu đáng kể cộng với thế hệ thứ hai, thứ ba đang được thành hình. Cũng như đáp lại lời mời gọi của Linh mục Chánh xứ, một lần nữa mọi người Công giáo Việt nam lại chứng minh niềm tin của mình qua sự đóng góp để xây dựng và mở rộng lớn hơn.Theo thống kê hiện tại, có khoảng trên dưới 150 gia đình và với kinh phí khoảng 3 triệu, để tiến bước trên con đường hành trình lần thứ hai. Số tiền quá lớn cũng là vấn đề nan giải cho tất cả mọi tín hữu Công giáo Việt nam. Nhưng với truyền thống sẵn có, cùng với sự hướng dẫn của Linh mục Chánh xứ, nên tất cả đã vượt qua những khó khăn để đạt được nhu cầu và mục đích của ngày hôm nay…Tinh thần hy sinh, quả cảm đã được chính các báo chí tại bản xứ ca ngợi cũng như các cấp chính quyền đạo đời đều ngạc nhiên, khâm phục.Thành công của mọi người là xây dựng được Thánh đường Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, nhưng cũng chưa phải là hết mối lo âu của Linh mục Chánh xứ đối với tất cả mọi tín hữu. Vì xây dựng thì dễ, nhưng bảo vệ và phát triển trong tương lai mới là điều khó khăn…Nhất là phát triển đạo đức và trí dục, cũng như văn hóa Việt nam cho những người con của thế hệ thứ hai và thứ ba, những con người đã và đang hội nhập vào cuộc sống tại Hoa Kỳ… Theo sự suy tư của Linh mục Hà Đang Thụy mà người viết được biết, hiện tại Linh mục rất là lo lắng cho tương lai tuổi trẻ, nên tất cả những bài giảng trong Thánh lễ của ngày Chúa nhật. Linh mục đều hướng về người trẻ và tương lai của các gia đình tại giáo xứ .Bảo tồn văn hóa, đó là chủ trương và quan điểm hàng đầu mà hàng Giáo phẩm Việt nam tại Hải ngoại quan tâm. Người Công giáo Việt nam tại đây cũng đã và đang bảo tồn văn hóa Việt nam cho con em của mình. Nhưng muốn được bảo tồn văn hóa phải có địa điểm cũng như sự hy sinh của mọi người . Ngày nay là địa điểm Thánh đường đã xây dựng xong, và mỗi ngày thứ bảy là một ngày hội vui cho các em đến gặp gỡ và học việt ngữ. Bằng chứng điển hình là từ năm 1994 cho đến ngày hôm nay, có nhiều em chưa hề tiếp xúc với mặt chữ tiếng Việt bao giờ, nhưng sau 8 năm có Thánh đường riêng, và được sự hướng dẫn của Linh mục Chánh xứ, cũng như đòi hỏi sự hy sinh của các thiện nguyện viên trong giáo xứ. Mà các em đã hiểu, nói, đọc và viết được tiếng Việt nam. Đó là thành công mà chính Linh mục Chánh xứ hằng tâm sự với giáo dân trong mỗi Thánh lễ ngày Chúa nhật: “ Thành công của ngày hôm nay, là do sự hy sinh của các bậc Cha Mẹ đã đưa con cái của mình tới đây để học tập, đó cũng là sự hy sinh của các thầy cô giáo đã không quản ngại thời giờ để tới đây giảng dạy…Tất cả chúng ta hãy cám ơn nhau, vì không có lời cám ơn nào đẹp bằng trong lúc này. Cha Mẹ hãy cám ơn con cái, con cái hãy cám ơn Cha Mẹ và các thầy cô giáo…Cha con chúng ta hãy cám ơn lẫn nhau…” Cám ơn là hành động cao đẹp nhất mà người được nhận cần phải thốt lên. Người viết cũng xin mượn những dòng chữ này để cám ơn…Cám ơn nhau cùng hy sinh để có ngôi Thánh đường tham dự mỗi Thánh lễ ngày Chúa nhật. Cùng cám ơn nhau, vì nhờ có công sức và tiền của mỗi người chúng ta đóng góp, mà con em của chúng ta có địa điểm để được học tập ngôn ngữ Việt nam, hầu trong tương lai chúng còn hiểu và biết chúng là những người Việt nam…Cám ơn và cám ơn…Chấm dứt bài viết, xin mượn lời của Đức cố Hồng y Nguyễn Văn Thuận đã nói với các nhà lãnh đạo Tôn Giáo và đồng bào tại vùng Orange và Okland ( C.A) cuối tháng 3 năm 1996 như sau:“Hai mươi năm trước đây, vì thất bại chúng ta phải bỏ nước ra đi. Bây giờ nhờ cần cù làm việc, chúng ta đã có tất cả: nhà cửa, xe cộ , tiền bạc. Nhưng nếu giới trẻ ở Hải ngoại không biết tiếng Việt, không biết lịch sử và yêu thương quê hương, thì kể như chúng ta sẽ thất bại lần nữa…”
Nào có ai trong chúng ta chấp nhận thất bại lần thứ hai không????
Trương Hải