Tháng cầu cho các Linh Hồn - Tháng 11



Chúng ta còn nhớ trên thập giá Chúa Giêsu đã làm gì cho nhân loại trước khi Chúa tắt hơi thở cuối cùng. Thiên Chúa trao phó loài người cho Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ Thiên Chúa, Mẹ chúng ta và Mẹ Giáo Hội.
Tháng cầu cho các linh hồn sắp đến. Dịp này chúng ta nhìn lại việc lành thánh, làm ơn cho các linh hồn, không phải linh hồn bà con, thân nhân mà là những linh hồn cầu cho chưa một lần gặp. Việc lành phúc đức trên phát xuất do lòng yêu mến các linh hồn. Việc đạo đức trên mang ý nghĩa chỉ trong khi thực hành đời sống đạo. Nhiều tâm hồn có lòng hảo tâm nhớ đến các linh hồn trong tháng 11 là việc làm vô cùng tốt đẹp, cần được khuyến khích, đề cao gương sáng đạo đức.
Tôi muốn đề cập đến việc cầu cho các linh hồn mồ côi. Thói quen cổ xưa và cách giải thích nghe có vẻ hợp lý.
MỒ CÔI THÂN XÁC :Linh hồn mồ côi là những linh hồn không ai cầu nguyện cho. Lời giải thích nghe hợp lý. Hoàn toàn đúng về phần xác. Cầu cho các linh hồn là nói chuyện về phần hồn, phần thiêng liêng. Không ai có thể chối cãi sự hiện hữu của người mồ côi. Chắc chắn có người mồ côi, có người được nhận làm con nuôi. Bất hạnh thay có người khi chào đời cha mẹ không còn nữa.
MỒ CÔI TÂM LINH: Nói về linh hồn là nói về phần thiêng liêng, không phải thân xác. Phần linh thiêng, phần hồn là do Thiên Chúa làm chủ. Cha mẹ được Thiên Chúa trao quyền coi sóc, dậy dỗ, nuôi nấng thân xác con cái. Điều này hết sức quan trọng và cần thiết cho sự sống. Linh hồn có tính thiêng liêng quan trọng vô cùng Thiên Chúa yêu thong không đành trao vào tay con người coi sóc và mặc kệ loài người nhưng chính Chúa đứng ra trông nom, coi sóc. Chính vì thế khi linh hồn ốm đau do tội lỗi gây nên. Chúng ta cần thần dược chữa trị cho các linh hồn. Thần dược đó ban phát do chính Thiên Chúa qua ân sủng các bí tích mang lại, qua việc lãnh nhận Mình và Máu Thánh Chúa, qua Lời Chúa. Hiểu như trên thì có người mồ côi. Có linh hồn mồ côi không thì chưa chắc. Vì sao? Vì không thấy chỗ nào Giáo hội nhắc đến, cầu riêng cho. Không lẽ Giáo hội lơ là đến thế sao?
THIÊN CHÚA CHA NHÂN TỪ
Linh hồn nào không có Chúa là Cha và Mẹ Maria là mẹ. Có người lập luận đành rằng là như thế Thiên Chúa là Cha chung, mẹ Maria là mẹ tất cả nhân loại nhưng đó là nói về phần hồn thôi, có người mồ côi thì phải có linh hồn mồ côi chứ. Chấp nhận lập luận này cần giải thích rõ vấn nạn sau. Điều gì thay đổi bản tính thiêng liêng của linh hồn? Chắc chắn không phải cha mẹ ruột sanh ra qua đời làm cho linh hồn đó hóa ra mồ côi. Trường hợp một người cha mẹ chết từ lúc mới sanh có người nhận làm con nuôi, chẳng may người con nuôi đó chết sớm. Cha mẹ nuôi xin lễ đọc kinh cầu cho hàng ngày như thế linh hồn đó có phải là linh hồn mồ côi không. Thưa không vì cha mẹ nuôi cầu nguyện cho. Trường hợp người có cha mẹ còn sống ở đời nhưng chẳng bao giờ cầu nguyện hay nhớ đến đứa con chết non như thế linh hồn đó mồ côi hay không mồ côi. Không thể nói là mồ côi được vì dòng họ anh ta còn nhan nhản ra đó. Như thế thì việc cha mẹ, anh chị em sống hay chết không thay đổi bản tính linh hồn người thân. Điều gì làm cho linh hồn ra mồ côi? Thưa linh hồn đó không có ai cầu nguyện cho. Làm thế nào chúng ta có thể quả quyết linh hồn đó không có ai cầu nguyện cho. Nếu đây là một câu trả lời có thể tin được thì tôi lấy làm buồn thay cho cách giữ đạo, tin đạo của Kitô hữu đó. Nếu như lát nữa tôi chứng minh các linh hồn đó có người cầu cho hàng ngày quý vị còn bắt họ mồ côi nữa hay thôi? Là linh hồn mồ côi khi không có ai cầu nguyện cho, bây giờ hàng ngày có người cầu nguyện cho thì hẳn là hết tình trạng mồ côi. Chúng ta chấp thuận lối lý luận sơ đẳng này chứ. Trước hết tất cả mọi người sinh ra đều là con cái Thiên Chúa. Chúa Jesus chết cho tất cả, không trừ một ai. Trong ngày lãnh nhận Bí tích Thanh tẩy chúng ta nghe câu ‘nhờ cuộc tử nạn và phục sinh của Chúa các em được trở thành môn đệ Chúa và thành phần tử Hội thánh’.Khi xức dầu linh mục đọc ‘em này sau khi khỏi tội nguyên tổ, được trở thành đền thờ Chúa uy linh, Chúa Thánh Thần ngự trong em’. Trong nghi thức kết thúc lần nữa linh mục tuyên xưng ‘nhờ Phép Rửa tội, em được tái sinh, được gọi và thực sự là con Thiên Chúa. Trong Phép Thêm sức em được tràn đầy Chúa Thánh Thần và sẽ gọi Thiên Chúa là Cha’. Tôi xin mở ngoặc để lên tiếng thanh minh cho Giáo Hội bớt oan một chút. Thứ nhất khoảng gần 500 ngàn linh mục, nói mọi thứ tiếng, thuộc mọi dân tộc, màu da, ngôn ngữ. Hàng ngày số linh mục đông đảo trên dâng lễ và đọc kinh nguyện. Hai việc lành thánh có phần nguyện riêng cầu cho các linh hồn. Nếu hiểu linh hồn mồ côi là những người không có ai cầu nguyện cho thì một là oan cho các linh mục, hai là lời cầu của các linh mục đi vào quên lãng. Thứ hai oan cho giáo dân vì sau mỗi chuỗi kinh chúng ta xin: Lậy Chúa Giêsu xin tha tội lỗi chúng con, giữ gìn chúng con khỏi sa hỏa ngục và đưa hết thảy các linh hồn lên thiên đàng, nhất là những linh hồn cần thêm lòng Chúa thương xót hơn.Ngắn gọn hơn thì đọc: Chúng con cậy vì Danh Chúa nhân từ cho các linh hồn được lên chốn nghỉ ngơi. Cuối kinh cám ơn chúng ta đọc: Vậy các thánh ở trên nước thiên đàng cám ơn Đức Chúa trời thể nào thì con cũng hợp cùng các thánh mà dâng cho Chúa con cùng cám ơn như vậy Amen. Các thánh luôn cầu cùng Chúa cho các linh hồn, cho chúng ta. Thánh Teresa viết trong cuốn 1 Tâm Hồn, thánh nữ sẽ tiếp tục làm những việc mà trên trần gian chưa thực hiện được đó là truyền giáo và cầu cho các linh hồn. Chúng ta còn nhớ trên thập giá Chúa Giêsu đã làm gì cho nhân loại trước khi Chúa tắt hơi thở cuối cùng. Thiên Chúa trao phó loài người cho Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ Thiên Chúa, Mẹ chúng ta và Mẹ Giáo Hội. Gioan đại diện nhân loại đứng nhận Mẹ Maria thay cho toàn thể nhân loại. Thiên Chúa muốn tất cả chúng ta có một từ mẫu. Người đó không ai khác chính là Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ Chúa Cứu Thế cũng là mẹ mỗi người chúng ta. Mẹ Maria là mẹ linh hồn chúng ta. Đức Kitô chính là Chúa, là Cha và mẹ Maria là mẹ linh hồn con người.
CỰU ƯỚC: Trong Cựu ước các tiên tri nhắc lại nhiều hình ảnh sống động biểu lộ tình thương Thiên Chúa dành riêng cho con người để nói lên giây liên kết không bao giờ quên con mình như hình ảnh ‘Ta khắc tên con trong lòng bàn tay Ta’. Nơi khác có hình ảnh ‘người mẹ có thể quên con mình, còn Ta, Ta không bao giờ quên con’. Một hình ảnh quen thuộc như ‘gà mẹ ấp ủ con dưới cánh, Ta che chở con trong cánh tay đại bàng’. Hay hình ảnh ‘Ta gìn giữ con như con ngươi mắt Ta’. Điều này cho thấy không ai mồ côi trong mắt Chúa. Tất cả đều là con cái Chúa. Loài người có thể quên nhau. Thiên Chúa không bao giờ quên con người khi tên ta được ghi khắc trong lòng bàn tay Chúa. Trước khi ta vào đời Thiên Chúa đã biết ta. Biết đến độ một sợi tóc trên đầu cũng đã được đếm cả rồi.
TÂN ƯỚC: Nếu con người quên nhau các thánh của Chúa cũng quên ta nữa chăng? Các thánh không quên chúng ta khi các ngài còn sống. Tôi tin chắc các ngài luôn cầu cho chúng ta trước tôn nhan Chúa. Thánh Phaolô viết trong Philipian 1,3- ‘tôi luôn luôn cảm tạ Thiên Chúa cho anh chị em’. Trong đầu thơ gởi cho Thessalonians một và hai các thánh cũng nhắc ‘ chúng tôi luôn cảm tạ Chúa cho anh chị em và hằng nhớ cầu cho anh chị em trong các kinh nguyện của chúng tôi’. Thơ gởi cho Philemon 1:4 ghi ‘mỗi khi cầu nguyện tôi luôn cảm tạ Chúa cho anh chị em vì tôi nghe rằng tình yêu Thiên Chúa đang sống động mạnh mẽ nơi anh chị em’. Thơ thứ hai của thánh Phêrô thì chúc lành cho chúng ta‘ nguyện xin ân sủng và bình an của Đức Kitô Chúa chúng ta đổ tràn trên anh chị em’. Thơ của thánh Gioan xác quyết ‘chúng tôi đã nghe, nhìn thấy, chiêm ngưỡng và đụng chạm đến Ngài. Chúng tôi làm chứng thay cho anh chị em để anh chị em được gắn bó với chúng tôi trong cùng một đức tin. Tôn thờ một Thiên Chúa. Từ những điểm trên chúng ta tin rằng các thánh của Thiên Chúa không bao giờ quên chúng ta dù các ngài còn sống hay các ngài đang sống trước tôn nhan Chúa. Vì lý do trên mà Giáo Hội không có lễ riêng cầu cho các linh hồn mồ côi. Nói rõ hơn không có linh hồn mồ côi. Linh hồn mồ côi là do đạo đức thái quá suy ra. Tất cả các linh hồn chưa về hưởng nhan thánh Chúa được các thánh cầu cho ngày đêm. Điểm khác đi xa hơn chút nữa vấn đề cần bàn thảo khi chúng ta cầu cho ông bà tổ tiên. Bao nhiêu đời thì được coi là tổ tiên? Ngoài xã hội khi nói đến tổ tiên là nói đến người lập quốc, dựng nước như giỗ tổ Hùng Vương. Tổ tiên chúng ta là ai? Nếu đời người trung bình là 70 năm tính ngược lại mười đời tức vào khoảng 700 năm. Hai mươi đời thì khoảng 1400 năm. Ba mươi đời thì 100 năm trước khi Chúa Giáng Sinh. Xem thế khi chúng ta cầu cho tổ tiên chúng ta cầu cho tất cả, không còn sót một ai, không ai bị loại ra trong lời cầu cho ông bà tổ tiên. Thánh Phaolo cho rằng tổ tiên chúng ta được tính từ thời Chúa nói với tổ tiên qua các tiên tri trong cựu ước (Hebrew 1:1) Điểm thứ ba chúng ta cùng nhớ lại các câu thưa đáp trong thánh lễ. Phần cầu hồn trong thánh lễ cũng như lòng yêu mến Giáo Hội dành cho con cái Chúa, cách thức Giáo Hội diễn tả tâm tình qua việc cầu nguyện và nhớ đến các linh hồn trong thánh lễ. Thánh lễGiáo Hội là hình ảnh Chúa Kitô sống động giữa đời, do Chúa sáng lập để mang ân sủng Chúa cho con cái Chúa về cả phần xác lẫn phần linh hồn. Ban ân sủng cho nhân loại khi đang sống nơi dương thế và ban ơn cứu rỗi sau khi qua đời. Vì mục đích trên mà các kinh nguyện thánh thể luôn chia làm ba phần rõ rệt. Phần một cầu cho giáo hội lữ hành. Phần hai cầu cho giáo hội đau khổ. Phần ba liên kết giữa phần một và hai. Trong bài này chúng ta bàn tới các lời cầu cho giáo hội đau khổ. Nói rõ hơn là các lời cầu cho các linh hồn. Kinh nguyện thánh thể phần cầu cho các linh hồn luôn chia làm ba phần riêng biệt. Trước tiên là cầu cho tất cả mọi Kitô hữu. Phần hai cầu cho tổ tiên, thân bằng quyến thuộc. Phần ba cầu cho toàn thể nhân loại không sót một ai. Có 4 kinh nguyện thánh thể cho người lớn. Ba kinh nguyện thánh thể trẻ em, hai kinh nguyện thánh thể dùng trong các dịp hòa giải và bốn kinh nguyện thánh thể dùng cho các buổi họp. Khi dâng lễ linh mục luôn nguyện:
a/‘Lậy Cha xin nhớ đến các linh hồn là tôi tớ Cha được ghi dấu đức tin, đã ra đi trước chúng con’. Sau câu này linh mục nguyện tiếp câu
b/‘xin cho các bậc tổ tiên cùng thân bằng quyến thuộc chúng con
c/ cũng như tất cả những ai đang an nghỉ’. Lời cầu trên không để sót một ai.
Kinh nguyện Thánh thể hai
a/‘Xin Cha cũng nhớ đến anh chị em tín hữu chúng con đang an nghỉ chờ ngày sống lại
b/ những người đã qua đời mà chỉ còn biết nhờ vào lòng thương xót của Cha’. Sau câu này linh mục nguyện tiếp
c/ ‘đặc biệt xin Cha nhớ đến các bậc tổ tiên và thân bằng quyến thuộc chúng con đã lìa cõi thế. Xin cho hết thảy được vui hưởng ánh sáng tôn nhan’.
d/ Sau hết xin Cha rộng lòng thương xót cho tất cả chúng con. Nói đến tất cả là không có luật trừ. Kinh nguyện Thánh thể ba:
Linh mục cầu cho cả thế giới: 'Lậy Cha, xin cho hy lễ hòa giải này đem lại bình an và ơn cứu độ cho tất cả thế giới... .. Còn những con cái Cha đang tản mát bốn phương trời, xin thương quy tụ tất cả về với Cha. Xin Cha nhớ đến anh chị em tín hữu chúng con đã lìa cõi thế, và mọi người sống đẹp lòng Cha mà nay đã ly trần'. Tiếp theo linh mục cầu cho thân nhân: Xin Cha nhớ đến các bậc tổ tiên và thân bằng quyến thuộc chúng con đã qua đời. Trước khi kết thúc linh mục lần nữa cầu chung cho nhân loại: Xin thương nhận tất cả vào nước Cha, nơi chúng con hy vọng sẽ được cùng nhau vui hưởng vinh quang Cha muôn đời.
Kinh nguyện Thánh thể bốn linh mục đọc cầu cho
a/ đức thánh cha
b/ đức giám mục giáo phận
c/ giám mục hoàn vũ
d/ tất cả các giáo sĩ
e/ những người xin dâng lễ
f/ những người hiện diện trong thánh lễ
h/ toàn thể dân thánh và cuối cùng là tất cả mọi người
i/ cùng mọi người đang thành tâm tìm Cha.
Phần cầu cho các linh hồn chia ra:
Xin Cha nhớ đến anh chị em tín hữu đã qua đời trong bình an của Đức Kitô. Sau đó cầu cho tất cả mọi người quá cố mà chỉ một mình Cha biết họ đã tin tưởng vào Cha. Kinh nguyện thánh lễ hòa giải cầu rõ: Xin cho muôn người thuộc mọi đoàn thể và tầng lớp, mọi chủng tộc và ngôn ngữ mai sau cũng được quy tụ về dự tiệc trong Nước Cha. Lúc đó chúng con sẽ hân hoan mừng ngày nhân loại được hoàn toàn hiệp nhất trong cảnh thái bình vĩnh cửu nhờ Đức Kitô, Con Cha.
Kinh nguyện Thánh thể trẻ em xin: Cha chẳng quên ai bao giờ, nên chúng con cầu nguyện cho
a/ ông bà
b/ cha mẹ
c/ anh chị em
d/ bạn hữu chúng con.
Trước khi chấm dứt cầu thêm xin cha ban phúc lành cho đất nước chúng con và mọi dân tộc trên thế giới. Xin cha cũng nhớ đến những người đã chết và âu yếm đón nhận vào nhà Cha. Trong mùa Phục Sinh còn thêm câu: Xin cho mọi người tín hữu chúng con được hưởng niềm vui Phục Sinh, và chia sẻ niềm vui ấy cho những ai chưa biết rằng Đức Kitô đã sống lại... . Bấy giờ tất cả đều sum họp nhờ liên kết với Đức Kitô.
Kinh nguyện thánh thể trong các buổi họp:
Xin Cha nhớ đến anh chị em tín hữu đã qua đời trong bình an của Đức Kitô và tất cả mọi người quá cố mà chỉ một mình Cha biết họ đã tin tưởng vào Cha. Xin cho hết thảy được vui hưởng ánh sáng tôn nhan và xin ban cho họ, khi sống lại, được sự sống viên mãn. Xin Cha cũng ban cho tất cả chúng con khi mãn cuộc lữ hành trần thế, được đến nơi cư ngụ vĩnh cửu, ở đó chúng con sẽ sống mãi bên Cha.
KẾT LUẬN:
Tất cả mọi thánh lễ dù dâng cho người trưởng thành hay trẻ em, hay trong các dịp hội họp hay ngay cả linh mục dâng lễ không có giáo dân tham dự, Giáo Hội không bao giờ quên cầu cho các linh hồn. Không những cầu cho các linh hồn Kitô hữu mà còn nhớ đến các linh hồn chưa biết Chúa, chưa tin Chúa đã sống lại. Cầu cho cả những ai không cùng niềm tin Kitô giáo. Trong các giờ kinh phụng vụ các nữ tu và các linh mục luôn cầu cho các linh hồn, kể cả các linh hồn mà chúng ta gọi họ là mồ côi. Ngoài ra các giờ kinh phụng vụ dân Chúa đọc hàng ngày luôn có phần cầu cho các linh hồn. Với tâm tình đó Giáo Hội không có linh hồn mồ côi. Linh hồn mồ côi có là do lòng đạo đức sinh ra. Thử hỏi có bao giờ bạn xin được điều gì từ các thánh mồ côi chưa. Nếu có linh hồn mồ côi thì thế nào cũng phải có thánh mồ côi. Trong lịch phụng vụ không có lễ riêng nhớ đến linh hồn mồ côi mà cũng không lễ kính thánh mồ côi. Tuy nhiên có Lễ các Linh hồn 2/11.
LM. Vũ Đình Tường

Đâu phải HIV chỉ tấn công người trẻ

Nhìn vào thực trạng của đất nước, chúng ta không khỏi lo lắng cho cuộc sống hiện tại và tương lai của nhiều bạn trẻ. Và khi nhìn vào đường hướng mục vụ của Giáo hội Công giáo Việt Nam, chúng ta không khỏi thất vọng vì một số thành phần của Giáo hội chú trọng quá nhiều đến việc xây cất nhà thờ, cơ sở dòng tu và tổ chức “lễ lạt”.
1. Về đất nước
Trong suốt hơn 30 năm sau biến cố 1975, người dân Việt Nam được sống trong hòa bình và rất “ổn định chính trị”. Nhưng buồn thay, Việt Nam hiện tại vẫn là một quốc gia nghèo, tụt hậu và đang phải đối diện với nhiều vấn nạn như tham nhũng, ô nhiễm môi trường, gian dối, v.v. Mặc dù đã đạt được nhiều “thành tựu tiến bộ và vượt bậc” so với trước, nhưng hai ngành giáo dục và y tế, “xương sống” của đất nước, đang bị dư luận lên án gắt gao vì rất nhiều lý do không thể nào diễn tả và nói hết được. Thật đáng lo cho tương lai của nhiều người trẻ khi đất nước hội nhập với thế giới, nhất là khi Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức mậu dịch thế giới (WTO): đất đai bị thu hẹp, nghề nghiệp không có, học hành không đến nơi đến chốn… Họ sẽ sống như thế nào và tương lai của họ đi về đâu khi phải cạnh tranh sòng phẳng về tay nghề và tri thức với những bạn trẻ của các nước láng giềng…?
Xin đưa ra một vài con số để làm rõ về tình hình đất nước sau 30 năm thống nhất:
Ngân hàng Phát triển châu Á vừa công bố chi phí tổn thất về người và vật chất hàng năm do tai nạn giao thông ở Việt Nam lên đến 885 triệu USD, chiếm 5.5% tổng thu ngân sách của cả nước hàng năm. Mỗi năm có gần 12.000 trường hợp tử vong, và bình quân mỗi ngày có 33 người chết và hàng trăm người bị thương. Chỉ riêng tại Bệnh viện Chợ Rẫy trong năm 2005 đã cấp cứu 26.083 trường hợp tai nạn giao thông, trong đó có 1.331 ca tử vong. Bác sĩ Trương Văn Việt, giám đốc bệnh viện, cho biết tại bệnh viện này mỗi tháng có trên 100 người chết và 2.000 người bị thương do tai nạn giao thông. [xem Tuổi Trẻ, ngày 24-10-2006]
Dẫn lời Bộ trưởng Bộ Giáo dục Nguyễn Thiện Nhân, Báo Tuổi Trẻ cho biết tỷ lệ thanh niên được đào tạo để có một nghề (có trình độ công nhân kỹ thuật, trung cấp, cao đẳng, đại học) chỉ chiếm 25-30%. Nghĩa là có tới 70-75% thanh niên Việt Nam bước vào đời mà không được đào tạo một ngành nghề cụ thể, đó là chưa kể đến chất lượng đào tạo còn rất hạn chế. Cũng trong số báo này, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cho biết, hàng năm, thủ đô Hà Nội phải tiếp nhận thêm 10.000 thanh niên thất nghiệp thuộc diện lao động trẻ ở vùng đất nông nghiệp bị thu hồi, đó là chưa kể số thanh niên thiếu việc làm thường xuyên cao hơn 4-5 lần. [xem Tuổi Trẻ ngày 5-9-2006]
Theo ước tính của Bộ Y tế, năm 2005 Việt Nam sẽ có từ 218.000-308.000 người nhiễm HIV/AIDS và 14.300 người chết. Đến nay đã có khoảng 1% nam giới và 0,34% nữ giới ở độ tuổi 15-49 đã nhiễm HIV. Từ nay đến 2010, mỗi năm ước tính sẽ có khoảng 40.000 ca nhiễm mới nếu không có một chương trình dự phòng toàn diện hơn. Tại thành phố mang tên Bác vào năm 2005, có khoảng 22.000 ca bị nhiễm HIV qua xét nghiệm. Tuy nhiên, theo khảo sát của một nhóm bác sĩ hồi tháng 6, con số này có thể lên khoảng 88.000 người [Bản tin UCA News ngày 12-9-2005].
Hàng năm, Việt Nam có khoảng 1,4 triệu ca nạo phá thai, trong đó phần lớn là giới trẻ . Nói về thảm trạng phá thai, một sinh viên ngành y thực tập tại bệnh viện Từ Dũ, TP.HCM, tiết lộ: “Trung bình mỗi ngày bệnh viện có 30 phụ nữ đến nạo phá thai, số nạo phá thai gấp 3 lần tỷ lệ số sinh. Có khi thai bị phá quá trễ, tình trạng giống như sinh non, đứa bé bị trục xuất ra ngoài bật khóc to, liền bị úp mặt xuống một chiếc gối cho đến chết ngạt. Lại có những đứa bé linh cảm sẽ bị giết, đã không chịu bị trục xuất ra ngoài tử cung, bác sĩ điềm nhiên dùng kềm, kéo và dao đưa vào tử cung, cắt vụn em bé, gắp ra từng phần”. [xem Lm. Trần Mạnh Hùng, Đạo Đức Sinh Học và Những Thách Đố Hiện Nay, Nhà Xuất Bản Tôn Giáo, 2003, trang 192].
Tỷ lệ thanh thiếu niên phải bỏ học bởi những lý do “không đủ tiền nộp học” chiếm 44,1%, “phải làm việc cho gia đình” chiếm 21,1%, và 13,8% “không muốn tiếp tục học nữa” [xem Điều tra Quốc gia về Vị thành niên và Thanh niên Việt Nam, 2003, trang 28-29].
Theo dữ liệu của “Tổng Điều tra dân số và nhà ở năm 1999”, trình độ học vấn ở Việt Nam rất thấp so với nhiều nước trên thế giới. Nếu tính dân số từ 5 tuổi trở lên, thì Việt Nam có 36,93% dân số ở bậc tiểu học, khoảng 50,15% ở bậc trung học và con số ở đại học chỉ vỏn vẹn 2,86% dân số mà thôi. Đại đa số người đang đi học là giới trẻ và thường bỏ học nửa chừng: có 2.450.091 em bắt đầu vào lớp 1, nhưng khi lên đến lớp 12 chỉ còn lại 809.628 em. (xem Tổng cục Thống kê, Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam 1999, NXB Thống Kê, Hà Nội, 2001, trang 301).
Những con số được thống kê trên đây cho thấy một bức tranh ảm đạm về xã hội Việt Nam, được tạo ra bởi những “sai lầm” trong quá khứ và thậm chí ngay cả hiện tại. Những con số trên còn làm xuất hiện những di chứng mới trong tương lai, đặc biệt chúng sẽ tác động lâu dài và gây ra nhiều ảnh hưởng khôn lường đến nhiều thế hệ tiếp theo.
2. Về Giáo hội Công giáo Việt Nam
Những công trình mà Giáo hội đóng góp cho đất nước nói chung và nhiều người dân Việt Nam nói riêng thật đáng ghi nhận. Không ai có thể phủ nhận những gì Giáo hội Công giáo đã đóng góp cho đất nước trong các lãnh vực y tế, giáo dục, văn hóa, các chương trình phúc lợi xã hội, v.v. Còn đối với người trẻ Công giáo, thì giáo phận nào cũng có một Ban mục vụ giới trẻ để chăm lo đời sống đức tin và giáo dục nhân bản cho họ. Tuy nhiên, nhìn chung, những gì mà Giáo hội Việt Nam làm được cũng mới chỉ dừng lại ở những gì mà lâu nay Giáo hội đã làm. Điều này là do những nguyên nhân vừa khách quan vừa chủ quan.
Kể từ ngày Nhà nước thực thi chính sách đổi mới bắt đầu từ năm 1986, thì tình hình tự do tôn giáo ngày càng được nới rộng hơn và đời sống kinh tế của người dân được cải thiện. Kể từ đó đến nay, trong Giáo hội, càng ngày càng có nhiều nhà thờ và nhiều lễ hội được tổ chức. Có thể nói việc xây dựng nhà thờ và tổ chức lễ lạc dường như đang trở thành một phong trào “trăm hoa đua nở” của Giáo hội địa phương.
Buồn thay, rất nhiều trẻ em nông thôn phải bỏ học để lên thành thị bán vé số, bán báo và đánh giày; thanh niên nam nữ phải rời bỏ làng quê để lên các thành phố kiếm việc làm; biết bao bệnh nhân HIV/AIDS bị ruồng bỏ, sống lây lất ở cầu đường xó chợ và không được chăm sóc những nhu cầu tối thiểu; hàng ngàn cụ già vô gia cư đang vất vưởng bán từng tờ vé số hoặc xin ăn trên các đường phố; giới trẻ thiếu sân chơi lành mạnh thì nhiều giáo xứ ở nông thôn lẫn thành thị đã phá bỏ những ngôi nhà thờ còn sử dụng được trong nhiều năm nữa, rồi chi ra hàng tỷ đồng để xây dựng nhà thờ mới.
Tôi xin đơn cử một ví dụ: năm trước (2005) một giáo xứ ở nội thành Sài Gòn do các tu sĩ của một tỉnh dòng nọ coi sóc đã đầu tư khoảng 17 tỷ đồng để xây dựng một ngôi nhà thờ rất khang trang. Đầu năm 2007, các tu sĩ tỉnh dòng này vừa khánh thành một tòa nhà ở một tu viên khác cho các tu sĩ ở cao 5 tầng, có diện tích gần 200 mét vuông với kinh phí xây dựng và trang trí nội thất hơn 4 tỷ đồng. Như vậy, chỉ trong vòng một thời gian ngắn, tỉnh dòng này chi khoảng 21 tỷ đồng để xây dựng nhà thờ và nhà ở.
Tôi nhớ lại cách đây khoảng 15 năm, ở giáo xứ quê tôi, những người dâng cúng một bàn thờ bằng đá cẩm thạch đắt tiền hoặc vài cây vàng để đúc tượng Đức Mẹ đều được khắc tên mình vào chân bàn thờ hoặc phía sau dưới chân tượng Đức Mẹ. Một trong số những người dâng cúng có họ hàng với gia đình tôi, sau này, đã lừa nhiều người bà con bằng cách mượn sổ đỏ để vay tiền ở ngân hàng và đã âm thầm “chuồn” khỏi giáo xứ vì nợ nần.
Một linh mục triều nói với tôi rằng việc xây dựng các ngôi thánh đường khang trang là nhằm “tôn vinh các linh mục coi xứ và hội đồng giáo xứ”. Các linh mục thì được tiếng là đi đâu thì xây dựng và thay đổi ở đó, còn các hội đồng giáo xứ và nhiều người trong xứ cảm thấy tự hào vì nhà thờ mình to hơn nhà thờ người ta.
Một linh mục, xin dấu tên, trong một bữa cơm trưa, đã nói với tôi: “Tôi cho rằng việc xây dựng nhà thờ đúng với nhu cầu là hoàn toàn hợp lý.” Nhưng ngài nhấn mạnh: “Tôi không đồng ý nếu xây nhà thờ to lớn với nhiều phòng ốc mà không sử dụng hết vì đó là một sự lãng phí rất lớn”. Ngài nói thêm: “Rất nhiều nhà giáo lý và nhà sinh hoạt tại các giáo xứ đều đóng cửa cả ngày, và thiếu nhi chỉ học giáo lý vào sáng Chúa nhật.” Ngài mơ ước rằng các cơ sở này cần được tận dụng để mở các trung tâm ngoại ngữ, tin học, phòng khám phục vụ người dân nghèo và người nhập cư.
“Đa số người Công giáo tại thành phố chỉ đi lễ vào ngày Chúa nhật,” ngài nhận xét và nói thêm: “Cần làm nhiều lễ hơn là xây một nhà thờ to lớn vì có những thánh lễ chỉ sử dụng một nửa diện tích nhà thờ mà thôi.”
Trong khi việc xây nhà thờ gây ra sự lãng phí và tốn kém, thì một số chương trình cai nghiện của tu sĩ và giáo dân giúp các bạn trẻ có cuộc sống lành mạnh để thoát khỏi HIV/AIDS và các tệ nạn khác bị thất bại vì thiếu kinh phí. Nữ tu Mát-ta Nguyễn Thị Hoa, dòng Đa Minh Tam Hiệp, nói rằng chương trình cai nghiện bằng “liệu pháp tâm linh” của nhóm chị đã bị thất bại một phần là vì thiếu kinh phí, một phần vì phải “làm chui”. Người nữ tu được mệnh danh là “Hoa ma tuý” nói tiếp: “Công việc cai nghiện đòi hỏi lòng kiên trì và nhẫn nại, nhưng những người cộng tác với chúng tôi phải làm việc trong một môi trường khắc nghiệt và nguy hiểm mà chỉ nhận được một ít tiền bồi dưỡng.”
3. Thay lời kết
Tôi thường ghé thăm phòng khám miễn phí cho những người có HIV/AIDS ở tu viện Mai Khôi, và nhận thấy các nhân viên làm việc trong điều kiện chật chội vì thiếu phòng ốc, trong khi bệnh nhân lại đông. Và tôi nhận thấy đã có sự tiết kiệm đối với công việc bác ái, trong khi lại lãng phí vào việc xây nhà thờ, nhà ở cho các tu sĩ và những sinh hoạt tôn giáo khác. Nếu chúng ta tiến hành một cuộc nghiên cứu thật nghiêm túc về mức độ sử dụng của các cơ sở ở các giáo xứ, các thiết bị và đồ đạc dùng để tổ chức các cuộc lễ lạc đang vứt hàng đống trong kho thì sự lãng phí chắc chắn là rất lớn.
Đại dịch HIV/AIDS và nhiều vấn nạn xã hội khác đang tàn phá nhiều người trẻ Việt Nam, thiển nghĩ nếu nhiều giáo xứ, dòng tu đầu tư nhiều tiền bạc vào việc xây cất nhà thờ, tổ chức lễ lạc thì ắt hẳn sẽ không còn tiền và sức lực để đầu tư vào giáo dục, y tế và các dự án phúc lợi xã hội để có thể đóng góp một phần giúp cho nhiều người trẻ có được tương lai tươi sáng hơn.Trình bày những điều trên không phải là để chỉ trích hay lên án, nhưng thiển nghĩ đó là những khuynh hướng xa rời Tin Mừng đang bén rễ sâu trong lòng Giáo hội Việt Nam cần phải được nêu lên. Đồng thời mỗi Kitô hữu Việt Nam cũng nên “xét mình” khi bất công, gian dối, nghèo đói, thiếu dân chủ và vi phạm nhân quyền đang diễn ra khắp nơi tại quê hương mến thương của chúng ta.
Nguyễn Bình Thường

HIV đã xâm nhập vào giới tu sĩ




  1. Một lần, một bác sĩ thâm niên chăm sóc những người có HIV/AIDS dẫn tôi đến thăm một bạn trẻ bị mắc “bệnh thế kỷ” ở giai đoạn cuối. Gia đình bạn ấy có một cửa hiệu bán đồ tạp hoá ở vùng ven một quận tại thành phố Hồ Chí Minh. Với lượng thời gian 5 phút, chúng tôi chẳng thể nói với nhau nhiều điều. Bạn đó cho biết đang tu ở một dòng, sắp tốt nghiệp đại học thì phát hiện mình nhiễm bệnh. Tôi giật mình nghĩ thầm, HIV/AIDS đã xâm nhập vào giới tu sĩ!
    Tôi không dám hỏi bạn ấy nhiều vì sợ gợi lại cho bạn những nỗi buồn đau. Nhưng bạn ấy đã đọc thấy sự tò mò trong ánh mắt tôi vì sao đi tu mà lại bị HIV/AIDS. Với tấm lòng đơn sơ, bạn cho biết trước khi vào dòng bạn đã chích ma tuý hai lần.
    Khi gia đình phát hiện, bố mẹ đã gởi bạn ấy đến sống với một linh mục ở miền tây để cai nghiện. Sau một thời gian bạn đã từ bỏ được ma tuý và quyết tâm theo đuổi ơn gọi đời tu. Kể từ khi vào dòng bạn ấy không còn sử dụng ma tuý, tuy nhiên bạn ấy nói: “Sáu năm sau em vẫn còn thèm chích hêrôin.”
    Người bạn này, trước kia, vốn có khuôn mặt đẹp trai, làn da trắng, vóc dáng cao ráo, nhưng nay thân hình chỉ còn da bọc xương, nằm liệt một chỗ, không còn khả năng tự đi tiểu tiện.
    Trước lúc chia tay tôi hỏi: “Nếu em muốn nhắn nhủ với những bạn trẻ khác, em sẽ nói gì?” Không chút lưỡng lự, bạn ấy bảo: “Người trẻ phải có một lý tưởng sống cao đẹp mới có thể tránh xa được những con đường huỷ diệt bản thân.”Tôi lại được dẫn tới gặp một người mà trước đây sắp sửa lãnh nhận chức thánh, nhưng qua một lần khám tổng quát, anh đã bị nhiễm HIV nên đành phải ngậm ngùi đau khổ rời khỏi nhà dòng. Tôi xui xẻo không được nói chuyện với người anh em này vì anh ta đi vắng.
    Chưa hết, tôi còn được gặp một linh mục bị HIV/AIDS đến thành phố Hồ Chí Minh từ một giáo phận khác. Ngài mắc căn bệnh này do đạp phải kim tiêm. Ngài ăn uống bình thường, nhưng thân hình gầy đi và tinh thần suy sụp. Ngài tâm sự rằng nhiều lúc nằm suy nghĩ rồi tự hỏi không biết mình có phải là linh mục thật sự nữa không. Thậm chí, Đấng bản quyền của ngài còn cấm ngài trao Mình Thánh Chúa cho giáo dân vì sợ giáo dân sẽ nhiễm HIV!?
    Được biết ngài đã phải rời khỏi giáo xứ trong thinh lặng, và giải pháp để ngài sống hết phần đời còn lại đang còn được bàn bạc. Nói chuyện với ngài, tôi nghĩ rằng ngài phải sống ẩn dật để giáo phận khỏi phải tai tiếng. May mà ngài vẫn còn anh em ruột chăm sóc và lo lắng.
    Lần đầu tiên chứng kiến một người đại diện Chúa Kitô mắc căn bệnh này, tôi thật sự ngạc nhiên và không tin vào mắt mình.Không biết số phận những con người này hiện nay ra sao, nhưng khi gặp gỡ họ, tôi đã suy nghĩ nhiều về đại dịch này. HIV/AIDS đang đồn trú khắp mọi nơi và có đủ sức mạnh để chọc thủng mọi thành trì kiên cố nhất của bản thân, gia đình và xã hội. HIV/AIDS không loại trừ bất kỳ một ai, nó không xử sự theo tình cảm giống như con người: thương người này ghét người kia, giúp người nọ từ chối người khác. Nó không phân biệt chức quyền, địa vị, chủng tộc, tôn giáo.
    Những người dấn thân trong lĩnh vực này tâm niệm rằng, “SIDA là nỗi đau của bản thân, gia đình và xã hội.” Chỉ có chứng kiến, gặp gỡ và thăm viếng chúng ta mới cảm nghiệm được tính đúng đắn của câu nói đó.
    Người bạn trẻ của chúng ta trên đây đã nhắc cho mọi người lo tránh xa những con đường làm tiêu vong cuộc đời bằng cách xây dựng cho mình một lý tưởng sống lành mạnh. Chúng ta nên coi lời nhắn đó như một thông điệp gởi đến cho bản thân mình.
    Lý tưởng sống đó không gì tốt hơn là tự bản thân mình khám phá từ kinh nghiệm, từ môi trường sống và từ những vấp ngã cá nhân. Để lý tưởng của mình bền vững và không ảo tưởng, chúng ta hãy nhìn lên thập giá Chúa Kitô, và chỉ có tình yêu Chúa Kitô mới giúp ta xây dựng được lý tưởng đúng đắn cho mình.
    Những câu chuyện trên đây ví như vài hạt cát trong bãi sa mạc. Nếu có thống kê và nghiên cứu hẳn hoi, chúng ta sẽ biết thêm nhiều chuyện đang được giấu kín. Thành kiến của cộng đồng xã hội đã gạt những người này ra bên lề. Nhiều người không hiểu biết con đường lây nhiễm của HIV/AIDS nên không dám tiếp xúc với những người mắc bệnh này.
    Chúng ta hàn gắn vết thương cho họ không chỉ bằng tiền bạc mà còn cả tình thương và lòng tôn trọng. Để thực hiện được điều này, mọi người phải ra sức xây dựng tình yêu thương của Thiên Chúa giữa lòng nhân loại. Cố tình loại trừ Thiên Chúa khỏi cuộc sống, con người chỉ có thể sống cuộc sống thuần tuý xã hội, lúc đó đức mến và tình thương sẽ biến khỏi mặt đất.Thế giới hiện nay có khoảng 46 triệu người có HIV/AIDS, trong đó có 2,9 triệu là trẻ em. Tại đất nước Việt Nam thân yêu của chúng ta, sau trường hợp nhiễm HIV lần đầu tiên được phát hiện vào năm 1990, đến nay có hơn 245.000 người, những người ở độ tuổi từ 20-29 chiếm 62%.4
    Những bạn trẻ, tương lai và niềm hy vọng của Giáo hội và đất nước, chúng ta sẽ suy nghĩ và phải làm gì đây khi cuộc sống tương lai của chúng ta đang bị đe doạ? Nếu chưa thể làm được gì, thì ít nhất cũng phải quan tâm tìm hiểu về đại dịch này.
    Sự hiểu biết những con đường lây nhiễm, cách phòng tránh lây lan và thái độ cư xử đối với những người HIV/AIDS cũng là cách giúp người trẻ biết phòng tránh cho bản thân và giúp người khác phòng tránh nữa.
    Theo kết quả điều tra của một nhóm giáo dân tại vài giáo xứ, thì tỷ lệ thiếu niên và thanh niên công giáo nghiện ma tuý khá cao. Chúng ta không nên chủ quan và tự cao rằng người công giáo ít rơi vào các tệ nạn này.
    Tình hình cấp bách buộc chúng ta phải đoàn kết và hành động. Mỗi người tuỳ theo khả năng và hãy làm hết sức có thể thay vì ngồi than vãn hay chờ đợi một giải pháp./.

    Nguyễn Bình Thường

Tiểu sử Cha Giuse Trần Hữu Thanh - DCCT

TIỂU SỬ CHA GIUSE TRẦN HỮU THANH DCCT 1915-2007
Cha Giuse Trần Hữu Thanh sinh ngày 08.08.1915, tại làng Phúc Lộc, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, trong một gia đình công giáo lâu đời, có ông nội và nhiều người thân chịu tử đạo hồi loạn Văn Thân năm 1885, và có hai người anh ruột làm linh mục là cha Trần Hữu Tôn và cha Trần Hữu Quý. Thuở nhỏ ngài học tại trường làng và trường huyện. Năm 1928 ngài xin gia nhập Đệ tử viện DCCT Huế. Ngài là một trong những đệ tử đầu tiên của DCCT Việt Nam, là chứng nhân lịch sử của DCCT kể từ năm 1928 đến nay.Ngày 14.08. 1936 ngài được gọi vào Tập viện DCCT Hà Nội, cùng lớp với quý cha đã được Chúa gọi về là cha Phêrô Nguyễn Xuân Lộc (DCCT Vũng Tầu), cha Giuse Vũ Ngọc Bích (DCCT HN), cha Michel Nguyễn Đình Lành (DCCT Huế), cha Michel Nguyễn Quang Toán (DCCT Paris). Ngày 15.08.1937 ngài khấn dòng tại tu viện DCCT Hà Nội và bắt đầu học triết học và thần học tại đây. Ngày mùng 06.06.1942, ngài được thụ phong linh mục tại nhà Nhà thờ Cửa Bắc, Hà Nội. Từ năm 1943 đến năm 1949 ngài làm giáo sư Việt văn Đệ Tử Viện DCCT Huế. Các đệ tử rất khâm phục tài giảng dạy hấp dẫn và khả năng hiểu biết Việt văn uyên thâm của ngài. Ngài đã đào tạo được nhiều học trò xuất sắc, trong đó có nhiều người là linh mục, tướng, tá, giáo sư. Trong thời gian này, ngài cũng viết nhiều bài nghiên cứu về các vấn đề chính trị- xã hội. Từ năm 1949 đến năm 1959 ngài đi giảng đại phúc tại các tỉnh Miền Trung: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Quy Nhơn, Phú Yên, Khánh Hoà. Ngài đã đi hầu hết các họ đạo lớn bé ở các tỉnh này và cùng với các linh mục, tu sĩ khác trong đoàn thừa sai góp phần giúp hàng chục nghìn người có đạo ăn năn sám hối và hàng nghìn người ngoại gia nhập Công giáo. Năm 1949, dựa trên các quốc kỳ của các triều đại và chính phủ trước đây tại Việt Nam, ngài đã giúp ông Trần Điền, Phụ trách Thông tin Trung Việt của chính phủ Bảo Đại, phác họa lá Quốc Kỳ nền vàng có ba sọc đỏ quán xuyến một con rồng hình chữ S, tượng trưng cho dân tộc Việt Nam-một giống da vàng, ba giòng máu đỏ trên một đất nước Việt Nam thống nhất Bắc-Trung-Nam trong sự khác biệt về hành chính. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau, con rồng hình chữ S này đã bị bỏ đi trong lá cờ do hoạ sĩ Tôn Thất Sa thực hiện theo bản phác thảo của ngài. Từ tháng 2 đến tháng 7 năm 1954, Ngài giúp Việt kiều tại Thái Lan theo lời mời của Toà Khâm sứ. Trong số những cộng đồng ngài giúp ngày nay có một số người vẫn có nhớ đến ngài và có những người đã đi tu làm linh mục ở Thái Lan và những năm gần đây đã trở lại Hà Nội để thăm ngài. Đang khi làm mục vụ tại Thái Lan, ngài được gọi về phục vụ tại Tu viện DCCT Hà Nội. Ngài đã cùng các cha các thầy và giáo dân ở đây phục vụ hàng chục nghìn đồng bào di cư tạm trú tại khu vực tu viện DCCT Hà Nội. Ngài đã bị kẹt lại ở Sài Gòn cuối năm 1954 trong khi đi in các tài liệu giáo lý phục vụ người Công giáo Miền Bắc. Tại Sài Gòn, ngài tham gia dạy Trường Cán bộ Thanh niên 6 tháng, rồi viết sách “Cuộc cách mạng nhân vị”. Sau đó, ngài về Huế đi giảng Đại phúc. Ngay từ thời gian này ngài đã dấn thân chống nạn tham nhũng mà điển hình là vụ “Gạo Miền Trung” khiến các quan chức tham nhũng đứng đầu 6 tỉnh ở Miền Trung bị mất chức. Đầu năm 1959 ngài đi du học tại Học viện Lumen Vitae, Đại học Louvain, Bỉ. Nhờ có hiểu biết và có kinh nghiệm mục vụ, ngài học rất nhanh. Cuối năm 1960 ngài đã tốt nghiệp Cử nhân Thần học Mục vụ Giáo lý của Học viện này với luận văn: “Catéchèse et Populations communisantes” (Giáo lý và người dân tiền cộng sản- ngài giải thích communisantes là những người ảnh hưởng cộng sản và đang dần dần trở thành cộng sản vốn là đối tượng phục vụ của ngài ở khu IV, khu V và ở Thái Lan). Từ năm 1960 đến năm 1969 ngài phụ trách công tác đào tạo các cha thừa sai DCCT, thỉnh thoảng ngài đi giảng đại phúc đây đó, mở các khoá huấn luyện giáo lý theo đường hướng canh tân của Giáo hội cho cho một số giáo phận và dòng tu tại Huế, Đà Lạt, Sài Gòn, Cần Thơ, Đã Nẵng, Nha Trang và huấn luyện cho một số dòng tu như: MTG Hà Nội. Ngài cũng viết hàng chục tác phẩm giáo lý khác nhau mà điển hình là: Trường Chúa dạy, Giáo lý Hàm thụ, giáo lý Hôn nhân. Để thông cảm với người Công giáo Việt Nam, Sư phạm giáo lý. Ngài còn tham gia các Hội nghị Giáo lý Quốc tế tổ chức ở Đức, Philippine, Thái Lan vào thập niên 1960 và trình bày các tham luận tại các hội nghị này theo lời mời của Ban Tổ chức.Từ năm 1969 đến năm 1974 ngài làm Phó Giám tỉnh DCCT Việt Nam, phụ trách xử lý thường vụ. Ngài cho mở Trường Đệ tử Tu huynh Đà Lạt, củng cổ và mở rộng công cuộc truyền giáo của DCCT tại các vùng chiến sự như: Cần Giờ (nay là ngoại thành Sài Gòn), Bình Sơn, Lý Sơn, Trà Bồng (Quảng Ngãi), Đà Lạt, Đức Trọng (nay thuộc tỉnh Lâm Đồng), Pleikly, Pleiku, Phú Bổn (nay thuộc tỉnh Gia Lai). Năm 1974 tại Sài Gòn, ngài đứng đầu một Uỷ Ban chống tham nhũng với 301 linh mục ký tên vào tuyên ngôn. Mục tiêu của Phong trào là làm cho bộ máy chính quyền Cộng hoà được trong sạch và vững mạnh để đủ sức chống lại sự xâm lấn của Cộng sản. Ngài cho biết ngài đã thẳng thắn xác nhận điều này với các cán bộ ở Bộ Nội vụ sau khi ngài bị bắt. Sách Địa chí Văn hoá TP. HCM cũng nhận định về ngài và phong trào chống tham nhũng của ngài như vậy. Từ những năm 1960 đến năm 1974 ngài đã trả lời rất nhiều cuộc phỏng vấn của báo chí, radio và truyền hình trong và ngoài nước, thuyết trình rất nhiều vấn đề trước các cử toạ khác nhau ở Miền Nam. Ngài còn tham gia dạy học cho Trường Sĩ quan Thủ Đức và nói chuyện với nhiều đơn vị quân đội và nhiều cán bộ trung cao cấp của chính quyền Việt Nam Cộng Hoà. Từ năm 1976 đến hết năm 1979 ngài bị bắt và bị giam tại Trại Chí Hoà (Sài Gòn) và Trại Thanh Liệt, Hà Nội.Từ năm 1980 đến năm 1984 ngài bị quản chế tại họ đạo Quang Húc, huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây, bên hữu ngạn sông Hồng, cách Hà Nội khoảng 60 km. Năm 1984 đến 1988, ngài bị quản chế tại họ đạo Trần Nội, tỉnh Hải Dương, thuộc Giáo phận Hải Phòng, cách Hà Nội khoảng 75 km.Năm 1988, khi đựơc trả tự do, thấy người dân Miền Bắc, đặc biệt là giáo dân quá khổ, lại thấy Giáo Hội Miền Bắc thiếu thốn linh mục, ngài đã tình nguyện ở lại Hải Dương, nơi ngài bị quản chế để phục vụ người dân trong vùng và phục vụ Giáo hội địa phương. Mong muốn của ngài được chính quyền đồng ý ngay, như ngài nói, vì biết rằng Sài Gòn là nơi đông giáo dân và là một cửa ngõ quốc tế, nơi ngài dễ lên tiếng và tiếng nói của ngài dễ có ảnh hưởng. Ngài đã phục vụ ở Hải Dương liên tục từ năm 1988 đến năm 2001. Ngoài những việc mục vụ thông thường, trong thời gian này, ngài còn giúp hợp thức hoá cho rất nhiều đôi hôn nhân theo thủ tục Công giáo, giảng tĩnh tâm hay giải tội cho các lịnh mục, chủng sinh ở Giáo phận Hải Phòng. Ngài cũng giúp thôn Trần Nội phát triển kinh tế và văn hoá mà cơ sở ban đầu là các giống rau mới ngài xin nhập về từ Nhật Bản và các học bổng cho học sinh mà ngài xin đây đó. Ngài còn giúp các thanh niên vào tu DCCT và nay đã có người đầu tiên làm linh mục để kế tục ngài phục vụ giáo xứ Phú Tảo, Hải Dương. Thỉnh thoảng ngài còn vào Sài Gòn để nói chuyện với các anh em về tình hình Giáo hội và xã hội, về việc giảng đại phúc và dạy học cho các anh em Học viện mà thế hệ sinh viên DCCT cuối cùng được học với ngài là Khoá 1994-2000.Từ năm 1993 đến năm 1996 ngài làm Bề trên Tu viện DCCT Hà Nội, nhưng chính quyền địa phương cấm ngài cư trú và làm mục vụ tại đây.
Ngài chấp nhận vác thánh giá này trong nước mắt của tuổi già mà anh em trong Dòng đã nhiều lần chứng kiến. Hàng tuần từ chỗ ngài ở thuộc tỉnh Hải Dương, ngài lên Hà Nội một ngày để gặp gỡ và thăm hỏi anh em trong tu viện, xem xét các công việc của cộng đoàn và thay thế cha Giuse Vũ Ngọc Bích trong công việc giải tội cho các nữ tu và một số linh mục tu sĩ ở Hà Nội. Trong thời gian ngài làm Bề trên DCCT Hà Nội- làm từ xa- ngài đã góp phần lo liệu để tu viện DCCT Hà Nội có anh em từ Miền Nam ra Hà Nội, được nhập hộ khẩu và kế tục việc phục vụ tại đây là cha Giuse Trịnh Ngọc Hiên.
Năm 2001, ngài bị bệnh nặng vì tuổi cao sức yếu, anh em trong cộng đoàn DCCT ở Miền Bắc đưa ngài về Tu viện Hà Nội để tiện việc chăm sóc. Tại đây, bất chấp tuổi cao, sức yếu, bệnh tật, ngài vẫn không ngừng đón tiếp và phục vụ bất cứ ai đến với ngài. Ngài còn giải tội cho các linh mục tu sĩ, hướng dẫn các linh mục trẻ của cộng đoàn, làm lễ giảng dạy cho giáo dân tại đây. Thứ hai, ngày 08.08.2007, ngay hôm trước ngày vào viện và ra đi mãi mãi, ngài vẫn còn giảng ở nhà thờ Thái Hà trong thánh lễ cầu nguyện cho cha Michel Laliberté người anh em cùng thế hệ với ngài vừa qua đời ở Canada ngày 04.10.2007.
Cha Giuse Trần Hữu Thanh được gọi về nhà Cha trên trời, lúc 2 giờ ngày 24 tháng 10 năm 2007 tại bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội, hưởng thọ 92 tuổi, sau một đời kiên trung phục vụ lúc thuận lợi cũng như lúc gian nan, trong lòng mến yêu Chúa, yêu mến quê hương, Đất nước, Giáo hội và Nhà Dòng. Ngài là mẫu mực cho anh em DCCT trong việc xả thân phục vụ Chúa và phục vụ người nghèo, trong lòng yêu mến Chúa và yêu mến Nhà Dòng và yêu mến anh em, trong việc học tập và rèn luyện bản thân, trong đời sống khó nghèo, vâng phục và khiết tịnh, trong tinh thần can đảm đấu tranh cho công lý và công bằng xã hội bằng tinh thần lạc quan và bao dung.Cha Giuse Trần Hữu Thanh là một thừa sai lỗi lạc, một chứng nhân lịch sử của DCCT Việt Nam, đã đóng góp rất nhiều cho Nhà Dòng trong lãnh vực tông đồ mục vụ, trong lãnh vực đào tạo các linh mục và tu sĩ, trong lãnh vực quản trị điều hành và trong các họat động xã hội. Ngài đã ghi dấu ấn quan trọng trong lịch sử DCCT VN, góp phần quan trọng làm nên khuôn mặt DCCT Viêt Nam hiện nay.Chúng ta cùng tạ ơn với ngài và cầu nguyện cho ngài nhân ngày ngày hoàn tất cuộc đời tốt đẹp trong Chúa, trong tình mến thương của anh em DCCT và của thân nhân và trong sự chăm sóc của các bác sĩ ở Viện Tim mạch, bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội. Theo ý nguyện của ngài khi còn sống xin quý đoàn thể và quý khách không mang vòng hoa kính viếng. Xin dùng kinh phí mua hoa để góp vào quỹ học bổng giúp học sinh nghèo mang tên ngài và tên cha Giuse Vũ Ngọc Bích-người anh em cùng lớp và cùng Tu viện với ngài đã ra đi trước ngài 3 năm tại Tu viện DCCT Hà Nội.
Tu viện DCCT Hà Nội, ngày 24 tháng 10 năm 2007
Linh mục Phêrô Nguyễn Văn Khải DCCT

Ngày Linh Mục Thế Giới

Vào Chủ Nhật cuối cùng của Tháng 10 năm 2007 này, mọi người Công Giáo đặc biệt là tại Hoa Kỳ nói riêng, và trên cả thế giới nói chung, đều dành riêng ra ngày này, cách riêng là để kính nhớ, ghi ơn, và cầu nguyện cho các vị Linh Mục - những người chủ chăn, những sứ giả không mệt mỏi của Thiên Chúa, cho nhân loại nói chung, và cho từng người trong chúng ta nói riêng.
A. Khái Quát về Lịch Sử của Ngày Linh Mục Thế Giới:
Ngày Linh Mục Thế Giới (World Priest Day hay WPD) lần đầu tiên được tổ chức vào ngày Chủ Nhật thứ Ba của Tháng 9/2000. Sự kiện trọng đại này được phát triển lên từ một ý tưởng rất hay vào Tháng 9/1988, khi Tổ Chức Gặp Gỡ Hôn Nhân Thế Giới (Worldwide Marriage Encounter hay WWME mà người viết đã từng có dịp giới thiệu qua) tại Giáo Phận Knoxville thuộc bang TN đã quyết định tổ chức kỷ niệm 10 năm ngày thành lập Giáo Phận bằng cách tôn vinh tất cả các vị Linh Mục không những trong Giáo Phận mà còn trên cả thế giới. Đức Giám Mục địa phận và các Linh Mục lúc đó rất bất ngờ và hết sức cảm kích về nghĩa cử cao đẹp này. Kể từ đó, ý tưởng được chia sẽ cho các cộng đoàn dân Chúa khác thuộc các tiểu bang ở phía Nam của Hoa Kỳ, và dần dần nó lọt được đến tai của Ủy Ban lãnh đạo thuộc Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ vào năm 1999.Một năm sau đó, WWME quyết định chính thức dành ngày Chủ Nhật thứ Ba của Tháng 9/2000 như là Ngày Linh Mục Thế Giới . Trong suốt 35 năm hiện diện của Tổ Chức WWME tại Hoa Kỳ, một trong những món quà linh thiêng và có ý nghĩa nhất trong hoạt động của Tổ Chức này chính là những mối quan hệ thân hữu tuyệt vời giữa các cặp vợ-chồng và các Linh Mục với nhau. Ý tưởng tôn vinh các Linh Mục của Tổ Chức này chủ yếu là xuất phát từ tình yêu và lòng kính trọng dành cho các Linh Mục chân tu, thánh thiện, tài năng, và đức độ. Mặc cho những vụ xì căng đan của một nhóm thiểu số các linh mục. tổ chức này tin rằng với việc cùng nhau dựng xây thêm thật nhiều mối quan hệ chặt chẽ hơn giữa các Linh Mục và tất cả mọi thành phần dân Chúa, thì tất cả mọi người chúng ta đều có thể tái dựng nên một Giáo Hội vững mạnh hơn, thánh thiện hơn, và kiên cường hơn. Vì rằng, suy cho cùng thì tất cả mọi người chúng ta gồm các Linh Mục và giáo dân, cùng nhau dấn thân trong cuộc lữ hành đức tin nơi trần thế!
Vào năm 2003. WWME quyết định triển khai Ngày Ghi Nhớ Các Linh Mục ra cho toàn cả Giáo Hội Hoa Kỳ và gọi mời các nhóm giáo dân hãy cùng tham gia với họ để tổ chức và dành ra một ngày để ghi nhớ công ơn và nguyện cầu một cách đặc biệt cho tất cả những vị Linh Mục dấu yêu của chúng ta.
Vào năm 2007 này, Ngày Linh Mục Thế Giới được đổi sang ngày Chủ Nhật cuối cùng của Tháng 10, tức Ngày 28 Tháng 10 Năm 2007 sắp tới, để tổ chức WWME cùng với Hội Câu Lạc Bộ Serra (Serra Club International - một Hội chuyên cổ võ về ơn gọi tu trì để trở thành các Linh Mục Dòng hay Triều, hay các Nam/Nữ Tu Sĩ Dòng), và Liên Đoàn Quốc Gia của Hiệp Hội Các Linh Mục (The National Federation of Priest Councils hay NFPC) cùng nhau đứng ra tổ chức ra ngày trọng đại này. Để tham khảo và tìm hiểu cách thêm tổ chức Ngày Linh Mục Thế Giới vào Chủ Nhật - 28 Tháng 10 Năm 2007 sắp tới đây sao cho thật long trọng và có ý nghĩa nhất, để thành kính ghi nhớ và cầu nguyện cho tất cả các vị Linh Mục dấu yêu của chúng ta, xin mời các bạn hãy vào thăm các trang Web
B. Chúng Ta Nên Làm Gì Vào Ngày Linh Mục Thế Giới Sắp Tới ?
Thưa vào ngày Chủ Nhật tới đây, tất cả mọi người tín hữu trên khắp các giáo xứ tại Hoa Kỳ nói riêng, và cả thế giới nói chung, cùng nhau tìm ra những cách đặc biệt nào đó để tôn vinh, cảm tạ và ghi ơn các vị Linh Mục. Chúng ta những người Công Giáo Việt Nam đang sống rải rác ở khắp mọi nơi, hãy dành riêng ra ngày này để thăm viếng; để viết thư động viên thăm hỏi; để gặp gỡ; để viếng thăm, nói chuyện cũng như chia sẽ về những kỷ niệm đẹp mà các vị Linh Mục đã mang đến cho chúng ta; để cùng nhau đối thoại trong tình yêu tình yêu thương tha thứ; để tri ơn; để nguyện cầu và xin lễ cho các ngài; để tìm hiểu sâu hơn về ý nghĩa của đời sống thánh hiến; vân vân.... Chúng ta cũng đừng quên những vị Linh Mục nay đã già nua, đã về hưu, những vị giờ đây sống trong nỗi buồn hiu quạnh, đớn đau, cô đơn, hất hủi và bạc bẽo của dòng đời, của con người,.... Hay những vị Linh Mục đã bị tù tội vì sự lên tiếng của lương tâm; những vị Linh Mục vốn đã bị bọn Cộng Sản thủ tiêu, che đậy, bỏ tù nơi những vùng tăm tối xa xăm,. ...Một nghĩa cử cao đẹp thắm thiết nhỏ nhoi, một hành động nhân ái, xuất phát từ một con tim trong sáng biết nhận và ghi ơn những vị sứ giả không mỏi mệt của Thiên Chúa, sẽ mãi là những gì mà Thiên Chúa sẽ nhớ ghi và trả công cho chúng ta sau này..... Chuyện gì sẽ xảy ra trong cuộc đời của chúng ta, nếu như không có tác động của các vị Linh Mục?
C. Lời Nguyện Cầu Cho Các Linh Mục:
Prayer for Priesthood NovenaFather,You sent your Son Jesus Christ To be our High Priest,And you gave us the gift of the priesthood To continue his saving work.Bless our priests, and give us more of them.Make them holy.Strengthen them to proclaim the Gospel of Life,And to defend the rights of all,Especially the unborn.Bring us, your priests and people to the life that never ends.We pray through Christ our Lord. Amen.
Lạy Cha,Cha đã gởi Con Một của Cha là Đức Giêsu KitôXuống để trở thành Vị Tư Tế Tối Cao của chúng con,Và Cha đã cho chúng con hồng ân của thiên chức Linh Mục. Để tiếp tục công trình cứu rỗi của Cha.Xin Cha hãy chúc phúc cho các vị Linh Mục của chúng con, và cho chúng con có thêm nhiều vị Linh Mục nữa.Xin Cha hãy cho các Ngài được trở nên thánh thiện.Xin Cha hãy thêm sức mạnh nơi các ngài để các Ngài rao giảng Phúc Âm của Sự Sống,Và bảo vệ phẩm quyền của tất cả mọi người,Đặc biệt là những trẻ sơ sinh chưa được chào đời. Hãy đem tất cả chúng con: những vị Linh Mục và tất cả mọi người của Cha lại cùng với nhau, trong cuộc sống bất diệt.Chúng con khẩn nguyện điều này qua Chúa Kitô, Chúa chúng con. Amen.
Anthony Lê

Bức hình biết nói

Tiến sĩ Trần An Bài
(Bài thuyết trình nhân ngày Truyền Thống Cảnh Sát Quốc Gia năm 2007 tại Nam và Bắc California, Hoa Kỳ)
Nhiều du khách khi vừa đặt chân đến Việt Nam đều hết sức kinh ngạc truớc cảnh tượng người dân, già trẻ, lớn bé, đàn ông, đàn bà khi ra đường đều phải bịt miệng. Mảnh vải bịt miệng được người ta đặt cho cái tên rất hoa mỹ: "Khẩu Trang". Đường phố Việt Nam đầy bụi bặm và khói xe, nên không khí bị ô nhiễm rất nặng, ảnh hưởng đến sức khỏe của dân chúng, đến nỗi chỉ hít không khí ngoài đường phố trong nửa giờ là thấy miệng khô và cảm thấy đau ở cổ họng mỗi khi nuốt nước miếng. Theo báo cáo mới nhất của cơ quan y tế Việt Nam, các bệnh liên quan đến đường hô hấp đang gia tăng một cách đáng ngại.

Khẩu trang tại Việt Nam
Có những cô gái còn đeo những khẩu trang rất rộng, che suốt từ hai mang tai xuống tới cổ, chỉ để chừa cặp mắt kính râm, trông giống như "Điệp Viên 007". Thành thử cái thú của các chàng trai si tình ra đường ngắm vẻ đẹp mỹ miều của các cô gái Việt ngày nay không còn nữa, vì mỗi khi rời nhà, mẹ thường nhắc con gái đeo khẩu trang vào, đừng nghe, đừng nói và cũng đừng cho ai xem mắt nữa. Thế nên mới xảy ra nhiều cảnh "bé cái lầm"

Khẩu trang nó hại anh rồi.

Tưởng da em trắng, ai ngờ rỗ hoa.

Tưởng em môi thắm mặn mà.

Ai ngờ sứt mẻ, vừa già vừa thâm.

Từ hiện tượng không khí bị vẩn đục, người ta liên tưởng đến một khung cảnh xã hội luân lý ô nhiễm đồi trụy, đặc biệt là phẩm giá phụ nữ bị xúc phạm. Chỉ dưới chế độ Cộng Sản mới có những cảnh anh Tàu phù hay Đại Hàn răng vổ, miệng hô, tàn tật, sang Việt Nam tuyển vợ giữa một bày thiếu nữ trẻ đẹp, lõa lồ đứng nối đuôi xếp hàng mong được lấy chồng ngoại quốc.Về phương diện chính trị, hình ảnh khẩu trang cũng diễn tả một xã hội công an trị, trong đó, người dân bị bịt miệng, bịt tai và bịt mắt. Tại các tỉnh nhỏ, mỗi ngày ba lần, các loa phóng thanh gắn tràn đầy trên các cột điện thành phố tuyên truyền kêu inh ỏi, khiến người dân phải bịt tai, cho khỏi bị ô nhiễm tư tưởng.Mới đây nhất, ngày 30-3-2007, hình ảnh bịt miệng đã xảy ra ngay tại tòa án, nơi mà theo truyền thống, người ta được tự do công khai trình bày tất cả những gì là thầm kín, trung thực nhất từ đáy lòng mình, hầu mong rằng sự thật sẽ được công lý che chở, bảo vệ, kể cả việc chỉ trích chính phủ mà không sợ bị trừng phạt. Đó là vụ một tên công an lực lưỡng mặc khẩu trang cho linh mục Nguyễn Văn Lý. Khẩu trang đó không phải bằng vải, mà bằng bàn tay lực lưỡng bịt chặt miệng ngài, không cho nói. "Công Lý bịt miệng cha Lý một cách rất phi lý".

I- BẢN ÁN KHẨU TRANG: Bản án "bịt miệng" LM Lý: Linh mục Nguyễn Văn Lý, 61 tuổi, đã bị nhà cầm quyền Cộng Sản bắt đưa ra tòa ba lần. Lần thứ nhất, năm 1983, cha bị tòa kết án 10 năm tù về tội "phá hoại khối đoàn kết toàn dân" và "phá rối trật tự an ninh". Lần thứ nhì, năm 2001, bị 15 năm tù về tội "không chấp hành quyết định hành chánh" và "phá hoại chính sách đoàn kết", nhưng cha ngồi tù chưa đầy 4 năm thì được thả vì áp lực của quốc tế. Lần thứ ba này, cha bị truy tố về tội "tuyên truyền chống Nhà Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam" (CHXHCNVN), chiếu điểm a và c khoản 1 của điều 88 Luật Hình Sự. Cha bị tuyên phạt 8 năm tù và 5 năm quản chế.Trong phạm vi bài này, chúng tôi sẽ dùng chính luật pháp Việt Nam để phân tích bản án xử linh mục Nguyễn Văn Lý.
1. GIẢI THÍCH LUẬT
Điều 88 Hình Luật quy định tội tuyên truyền chống Nhà Nước CHXHCNVN như sau:"
1. Người nào có một trong những hành vi sau đây nhằm chống Nhà Nước CHXHCNVN, thì bị phạt tù từ 3 năm đến 12 năm:
a) Tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân;...
b) Làm ra, tàng trữ, lưu hành các tài liệu, văn hóa phẩm có nội dung chống Nhà Nước CHXHCNVN."Vấn đề đặt ra ở đây là linh mục Nguyễn Văn Lý có vi phạm điều luật này hay không? Để có câu trả lời, cần phải phân biệt rõ ràng bốn đối tượng hoàn toàn khác nhau dưới đây:- Nhà Nước (tức Quốc Gia hay Tổ Quốc) Việt Nam, - Chế độ chính trị, - Chính Quyền Nhân Dân (hay Nhà Cầm Quyền), và - Đảng Cộng Sản Việt Nam.
a) Nhà Nước Việt Nam: Nước Việt Nam trải qua bao thế kỷ đã được đổi tên nhiều lần, như Văn Lang, Âu Lạc, Đại Việt, An Nam, Đại Nam... và hiện tại là Việt Nam. Tổ Quốc Việt Nam đã được khai sinh và tồn tại do công lao, xương máu của biết bao anh hùng liệt sĩ. Tổ Quốc này là nơi chôn nhau cắt rốn của những người Việt Nam. Tổ Quốc Việt Nam được chúng ta ấp ủ trong tim và ngàn đời yêu mến thiết tha. Ai chống lại Tổ Quốc Việt Nam, người đó phạm tội phản quốc.
b) Chế độ chính trị: Tùy thời đại, Tổ Quốc Việt Nam đã được khoác cho nhiều tấm áo (tức là chế độ) chính trị khác nhau, như chế độ Quân Chủ, chế độ Cộng Hòa, Dân Chủ Cộng Hòa và nay là chế độ Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa. Mỗi người dân có quyền tự do thích hay không thích những bộ áo chính trị này và có quyền thay đổi chế độ qua lá phiếu tự do. Ví dụ: nhân dân miền Nam Việt Nam, qua cuộc trưng cầu dân ý ngày 26-10-1955, đã truất phế Vua Bảo Đại, bãi bỏ chế độ Quân Chủ và thành lập chế độ Cộng Hòa. Còn Cộng Sản Việt Nam, vào năm 1945, đã chọn chế độ Dân Chủ Cộng Hòa. Đến năm 1976 thì đổi lại thành Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa.
c) Chính Quyền hay Nhà Cầm Quyền. Đó là những người lãnh trách nhiệm điều khiển guồng máy quốc gia. Hiện tại, điều 4 Hiến Pháp Việt Nam trao cho Đảng Cộng Sản độc quyền cử người nắm giữ guồng máy Chính Quyền này. Tuy nhiên, về phương diện pháp lý cũng như thực tế, Chính Quyền này vẫn là một cơ cấu hoàn toàn khác với Đảng Cộng Sản Việt Nam, vì không phải tất cả những người ở trong guồng máy chính quyền đều là đảng viên Đảng Cộng Sản. Các đảng viên chỉ nắm giữ các chức vụ then chốt thôi.
d) Đảng Cộng Sản Việt Nam, hầu hết các quốc gia văn minh tiến bộ đều áp dụng chế độ đa đảng, chẳng hạn Hoa Kỳ có hai đảng lớn là Cộng Hòa và Dân Chủ. Còn Việt Nam, điều 4 Hiến Pháp thiết lập chế độ độc đảng, tức chỉ có Đảng Cộng Sản nắm độc quyền lãnh đạo quốc gia. Đảng này do Hồ Chí Minh thành lập vào ngày 3-2-1930.
2. LINH MỤC LÝ CHỐNG ĐỐI TƯỢNG NÀO?
Theo các tài liệu, cũng như hành vi và lời nói của linh mục Lý thì không có bằng chứng nào cho thấy ngài chống Nhà Nước (đối tượng 1). Nhà Nước là Quốc Gia hay Tổ Quốc. Cha Lý là người yêu Tổ Quốc và chỉ muốn làm điều tốt cho Quốc Gia.Linh mục Lý cũng không có lời lẽ nào chỉ trích chế độ Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa (đối tượng 2). Còn đối với Chính Quyền (đối tượng 3), linh mục Lý không hề nêu tên bất cứ một viên chức chính quyền nào ra để phỉ báng. Ngài chỉ đòi hỏi Chính Quyền tôn trọng các quyền tự do như đã được quy định trong Hiến Pháp và luật pháp. Nói cách khác, linh mục Lý không phỉ báng mà chỉ sửa sai Chính Quyền Việt Nam. Tóm lại, linh mục Lý đã không hề phạm tội chống Nhà Nước và phỉ báng Chính Quyền Nhân Dân như đã quy định tại điều 88 Hình Luật. Trái lại, chính những người cầm quyền không tôn trọng quyền tự do của người dân như đã định trong Hiếp Pháp và luật pháp mới là kẻ có tội, đáng bị đem ra tòa xét xử.Điều rõ rệt nhất, không ai chối cãi là linh mục Lý đã công khai đả đảo Đảng Cộng Sản Việt Nam (đối tượng 4). Ngài đã hét lên trước tòa: "Đả đảo Đảng Cộng Sản Việt Nam". Tuy nhiên, như vừa trình bày, điều 88 Hình Luật không hề ngăn cấm và trừng trị hành vi đả đảo Đảng Cộng Sản. Nhà Nước khác với Đảng Cộng Sản, Chính Quyền cũng không phải Đảng Cộng Sản. Vậy thì tại sao viên công an lại dám bịt miệng cha Lý, không cho ngài chống Đảng Cộng Sản?Nếu linh mục Lý đả đảo Đảng Cộng Sản Việt Nam và gây thiệt hại cho Đảng này thì Tổng Bí Thư Đảng phải đứng đơn kiện, chứ không phải Nhà Nước. Lý do nào linh mục Nguyễn Văn Lý "Đả đảo Đảng Cộng Sản Việt Nam"?Đảng trưởng Hồ Chí Minh đã thành lập Đảng này năm 1930, rồi 15 năm sau, tức năm 1945 mới thành lập chế độ Dân Chủ Cộng Hòa, và nay đổi là Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa. Như vậy, tính đến năm nay, Đảng Cộng Sản Việt Nam đã thọ được 77 tuổi. Tưởng cần ghi nhận ở đây là Hồ Chí Minh chết năm 79 tuổi. Hai năm nữa thì tuổi Đảng cũng bằng với tuổi ông Hồ vào lúc ông chết. Người ta đang chờ xem có gì xảy ra vào năm 2009 không, vì có nhiều cái chết trùng hợp lạ kỳ tại Việt Nam, như Hồ Chí Minh chết đúng vào ngày Quốc Khánh, mồng 2-9-1969. Phạm Văn Đồng chết vào ngày 29-4-1975, đúng lúc chế độ VNCH hấp hối.Trên thế giới, kể từ ngày Cộng Sản chủ xướng Cách Mạng tháng Mười, năm 1917 tại Nga, đã có 94 triệu sinh linh chết thảm. Con số này được ghi nhận như sau: Cộng Sản Nga giết 20 triệu người, Trung Cộng: 65 triệu, Bắc Hàn: 2 triệu, Kampuchia: 2 triệu, Đông Âu: 1 triệu và còn lại là ở một số các quốc gia khác. Riêng tại Việt Nam, Đảng Cộng Sản đã giết 1 triệu người suốt thời gian áp dụng chính sách vô sản. Con số nạn nhân này là một niềm đau xót triền miên cho Mẹ Việt Nam. Suốt 77 năm qua, Đảng Cộng Sản Việt Nam đã viết ra Hiến Pháp, Đảng soạn thảo luật lệ, Đảng cai trị đất nước. Từ chỗ độc đảng, quay ra độc tài và trở thành độc ác.Suốt 77 năm qua, Đảng bịt mồm, bịt miệng dân, nhồi sọ dân để họ không còn biết phân biệt Đảng với Nhà Nước và Đảng với Chế Độ. Đi tới đâu, người ta cũng thấy Cờ Đỏ Búa Liềm, tức Cờ Đảng cắm ngang hàng, cùng khuôn khổ, cùng kích thước tung bay song song với Cờ Đỏ Sao Vàng, tức Cờ Quốc Gia. Tôn vinh Đảng ngang hàng với Tổ Quốc là một điều nghịch lý, là phạm thượng.Đảng ngang hàng với tổ quốc là phạm thượng
Điều 4 Hiến Pháp Việt Nam quy định: "Đảng Cộng Sản Việt Nam..., theo chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà Nước và xã hội." Khi linh mục Lý miệng hô: "Đả đảo Đảng Cộng Sản Việt Nam!", dù tay bị trói, cũng cố gắng giơ 4 ngón tay lên. Phải chăng ngài muốn nhắc đến điều 4 Hiến Pháp quái gỡ này?Quái gỡ, vì Đảng Cộng Sản Việt Nam được xây dựng trên hai nền tảng:- Chủ nghĩa Mác-Lênin, và - Tư tưởng Hồ Chí Minh.
a) Chủ nghĩa Mác-LêninNăm 1930, Hồ Chí Minh đã đem cái chủ nghĩa tàn ác, ngoại lai này về áp đặt trên đất nước Việt Nam. Nhưng thật là trớ trêu! Chính Nga là đất nước đẻ ra cái lý thuyết quái thai này đã khai tử nó từ năm 1991. Vậy mà Hiến Pháp Việt Nam cho đến nay vẫn chưa sửa đổi. Cả thế giới ngày nay khi nhắc đến hai chữ "Cộng Sản" đều thấy rùng mình khiếp sợ. Hồn thiêng của 94 triệu nạn nhân trên thế giới vẫn còn phảng phất đâu đây. Riêng tại Việt Nam, hỏi rằng sau 77 năm Đảng Cộng Sản hoành hành, chính sách tam vô: Vô gia đình, vô tổ quốc, vô tôn giáo đã diễn tiến tới đâu rồi? Các đảng viên vẫn có gia đình và tiền tham nhũng, tiền bóc lột đồng bào hiện đang nuôi dưỡng các gia đình đó. Một thế giới đại đồng theo quan niệm Mác-Lênin không bao giờ xảy ra. Trái lại, lằn ranh giữa hai quốc gia Cộng Sản anh em là Trung Quốc và Việt Nam chẳng những không xóa bỏ, mà còn bắn giết lẫn nhau để giành giựt ranh giới. Còn về tôn giáo, bất chấp những đàn áp, bất chấp những mưu đồ "quốc doanh hóa", các tín hữu vẫn âm thầm hành đạo và sống đạo.Thông thường sau khi chết, người ta cầu nguyện để được về Thiên Đàng hưởng Nhan Thánh Chúa hay về cõi Niết Bàn để gặp Phật. Chỉ riêng Hồ Chí Minh mới có ước vọng kỳ cục không giống ai, khi ông viết trong chúc thư: "Tôi để sẵn mấy lời này, phòng khi tôi sẽ đi gặp cụ Các Mác, cụ Lênin và các vị cách mạng đàn anh khác, thì đồng bào cả nước, đồng chí trong Đảng và bầu bạn khắp nơi đều khỏi cảm thấy đột ngột". Lập chúc thư kiểu này, người ta nghi Hồ Chí Minh có mưu đồ tái lập Đảng Cộng Sản tại cõi âm phủ, sau khi chế độ Cộng Sản bị khai tử trên trái đất này.Rất may! Hồ Chí Minh, con người vô thần, đã tin chết không phải là hết, đúng như niềm tin của các tôn giáo.Nhưng rất tiếc! Ông đã mong ước gặp lại các tên trùm Cộng Sản, mà không tiên liệu việc sẽ phải gặp lại 94 triệu linh hồn các nạn nhân đã bị chế độ Cộng Sản của ông tàn sát.Rất tiếc! Ông đã không khuyên bảo các đồng chí Cộng Sản Việt Nam phải làm gì, để cho ông được an lành khi gặp lại 1 triệu nạn nhân người Việt đã bị Đảng của ông ngược đãi cho đến chết.Các cán bộ Cộng Sản thường dạy trẻ con chối bỏ sự hiện hữu của Thượng Đế bằng bài học này: Họ bảo các em vào nhà thờ xin Thượng Đế cho viên kẹo. Sau khi cầu nguyện trở về, không em nào có kẹo để ngậm cả. Cán bộ chỉ dạy tiếp:- Bây giờ, các em chắp tay lại trước hình Bác Hồ để xin kẹo.Các em làm theo và cán bộ phát cho mỗi em một viên kẹo, rồi kết luận:- Đó, các em thấy chưa? Làm gì có Thượng Đế. Chỉ có Bác Hồ thôi!Rất tiếc! Hồ Chí Minh không tiên liệu để sau khi chết, chẳng may lại có Thượng Đế, Đấng mà khi sống ông nhất quyết chối bỏ, Đấng sẽ phán xét công tội của mỗi người trên trần gian, Đấng đã lập nên Thiên Đàng và Hỏa Ngục, thì số phận ông sẽ ra sao đây?Rất tiếc! Lúc còn sống Hồ Chí Minh đã coi tôn giáo là "liều thuốc phiện ru ngủ dân" và chối bỏ Trời Phật. Nhưng mới đây, ngày 26-3-07, Đảng Cộng Sản đã đúc tượng ông sơn son thiếp vàng, đặt ngồi chễm chệ trước tượng Đức Phật trong chánh điện của ngôi chùa quốc doanh Đại Nam Quốc Tự ở Bình Dương, để thiên hạ đến thờ kính. Tại sao Đảng Cộng Sản Việt Nam lại dám làm những điều nghịch thường và bất kính đối với Đức Phật như vậy? Hồ Chí Minh được thờ trong Đại Nam Quốc Tự và chùa này ở Bình DươngTư tưởng Hồ Chí Minh: Chúng ta có thể khẳng định mà không sợ sai lầm rằng Hồ Chí Minh không có tư tưởng nào sáng giá cả. Bản Tuyên Ngôn Độc Lập mà Hồ Chí Minh đọc ngày 2-9-1945 tại công trường Ba Đình để khai sinh ra chế độ Dân Chủ Cộng Hòa, ai cũng tưởng rằng đó là tư tưởng của Hồ Chí Minh. Nhưng thật khôi hài! Ông ta đã "cầm nhầm" những tư tưởng đó từ Bản Tuyên Ngôn Độc Lập của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ, bằng cách chép lại hầu như nguyên văn! Một tư tưởng khác của Hồ Chí Minh mà người ta cho là đắc ý nhất, đó là câu quảng cáo được dán khắp hang cùng ngõ hẻm, kể cả lối vào lăng Hồ Chí Minh: "Không gì quý hơn Độc Lập, Tự Do và Hạnh Phúc".Ai cũng biết Hồ Chí Minh có ý nói rằng: Độc Lập, Tự Do và Hạnh Phúc là quý nhất, không gì quý hơn và cũng không gì quý bằng. Nhưng cách hành văn của ông đã phản lại tư tưởng của ông. Đáng lẽ ông phải nói: "Không gì quý bằng Độc Lập, Tự Do và Hạnh Phúc". Không gì "quý bằng" thì ba thứ đó mới là "quý nhất". Còn không gì "quý hơn" thì có những thứ khác cũng "quý bằng" ba thứ đó. Trong quán ăn, có một cán bộ Đảng và một chàng Mỹ gốc Việt ngồi tán một cô gái đẹp như Trăng Rằm. Cán bộ bắt chước tư tưởng của Bác Hồ, khen cô gái:- Em ơi, chưa bao giờ anh gặp được một cô gái nào đẹp hơn em.Cô gái nguýt dài:- Ôi giời ôi! Nếu mà không có cô nào đẹp hơn em, thì có vợ anh đẹp bằng em đấy. Thôi, về với vợ anh đi!Đến lượt anh chàng Mỹ gốc Việt tán tỉnh:- Em ơi, đời anh chưa hề gặp được người con gái nào đẹp bằng em.Cô gái cười vui vẻ:- Thật không anh? Nếu không có cô gái nào đẹp bằng em, thế thì em đẹp nhất trên đời phải không anh? Thôi, cho em theo anh về bên ấy đi. Đấy, cái đẹp hơn với đẹp bằng và cái quý hơn với quý bằng khác nhau một trời một vực như vậy!Nếu Hồ Chí Minh nói rằng: "Không gì quý hơn Độc Lập, Tự Do và Hạnh Phúc", mà chúng ta chứng minh được trên đời thực sự có những thứ "quý hơn" hay ít ra cũng "quý bằng" Độc Lập, Tự Do và Hạnh Phúc thì tư tưởng của Hồ Chí Minh trở thành phản nghĩa. Thử hỏi: Sinh Mạng con người có quý không? Xin thưa: Sinh Mạng con người "quý hơn" Độc Lập, Tự Do và Hạnh Phúc. Bởi vì ba thứ này chỉ có giá trị cho người còn sống, chứ khi con người đã chết thì ba thứ đó chẳng còn gì quý nữa. Cũng chỉ vì khinh thường sinh mạng con người mà các tướng lãnh Cộng Sản Việt Nam thường áp dụng chiến thuật biển người trong các trận đánh. Họ đẩy cả đàn bà con nít ra mặt trận để làm bia đỡ đạn. Vậy khi con người đã chết rồi thì đâu cần Độc Lập, Tự Do và Hạnh Phúc làm chi nữa?Tư tưởng Hồ Chí Minh thực sự chỉ là phản tư tưởng hoặc tư tưởng "dzổm"!Tóm lại, hai nền tảng lý thuyết của Đảng Cộng Sản Việt Nam là chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh đã thực sự chết rồi. Nó đã được khai tử ngay vào ngày Hồ Chí Minh chết, tức ngày 2-9-1969 rồi. Thực ra, cho tới nay Đảng Cộng Sản Việt Nam vẫn còn lê lết sống, nhưng chỉ có cái vỏ bề ngoài, còn bên trong đã hoàn toàn mục nát hoặc biến thể với nhãn hiệu tư bản. Đảng Cộng Sản Việt Nam ngày nay cũng y hệt như cái thây ma Hồ Chí Minh hiện đang được ướp trong lồng kính, quàn ở công trường Ba Đình. Bề ngoài, xem ra là hình dạng Hồ Chí Minh, nhưng thực chất chỉ là một cái xác chết ướp lạnh, không hồn, lục phủ ngũ tạng bị moi vất đi hết, chẳng còn gì. Cái xác ấy được lưu giữ trong một môi trường trái tự nhiên, phản khoa học. Nghĩa là thông thường xác chết phải đem chôn hay hỏa thiêu. Đàng này Đảng cố gắng tô son, trát phấn cho cái thây ma đó. Mỗi ngày, lăng Hồ Chí Minh chỉ mở cửa 4 tiếng đồng hồ buổi sáng cho khách tò mò vào coi, rồi lại phải đóng cửa lăng để xịt thuốc sát trùng. Thêm nữa, mỗi năm còn phải đóng cửa tới 2 tháng để tẩy mùi hôi thối trong lăng. Bao lâu còn ráng giữ cái xác ấy và cái Đảng vô hồn ấy thì bấy lâu còn chồng chất khổ đau, bất hạnh cho dân chúng về tiền bạc và công sức. Bao lâu không đem cái xác chết ấy và cái Đảng vô hồn ấy chôn sâu dưới lòng đất cho dòi bọ rúc tỉa thì bấy lâu dân chúng Việt Nam vẫn còn phải đeo khẩu trang, vì chưa có bầu khí Độc Lập, Tự Do và Hạnh Phúc thực sự.Đảng Cộng Sản Việt Nam năm nay đã tròn 77 tuổi, quá già rồi. Cũng giống như Đảng Trưởng Hồ Chí Minh, trước khi chết cũng phải có dấu hiệu lão hóa và bệnh tật. Triệu chứng lão hóa của Đảng đã xuất hiện quá rõ. Bản án cha Lý là một bằng chứng. Chỉ có những kẻ lú lẫn mới đem dân ra xử ở tòa án, cho các ký giả ngoại quốc đến coi, rồi bịt miệng bị can không cho nói.Để bịt miệng một mình cha Lý, Đảng cần phải có tới 3 đảng viên áp đảo. Tính đến năm 2006, Đảng Cộng Sản Việt Nam có 7 triệu đảng viên. Với con số này, Đảng chỉ bịt miệng được hơn 2 triệu người. Vậy thì sức đâu mà Đảng có thể bịt miệng được 3 triệu người Việt tỵ nạn ở hải ngoại và 70 triệu dân trong nước (sau khi đã trừ đi con số 7 triệu đảng viên Cộng Sản)?Vậy còn phiên xử linh mục Lý đã diễn tiến ra sao?
3. VI PHẠM TỐ TỤNG HÌNH SỰ
Phiên tòa xét xử linh mục Lý đã diễn ra trong khung cảnh rối loạn, vi phạm rất trầm trọng nhiều điều luật trong thủ tục Hình Sự.
a) Quyền biện hộ: Điều 49 Luật Tố Tụng Hình Sự (TTHS) cho phép bị can được quyền tự bào chữa hay nhờ người bào chữa. Điều 57 TTHS quy định hai trường hợp nếu bị cáo không có luật sư thì tòa án sẽ cử luật sư, đó là khi bị cáo bị truy tố về tội có thể bị phạt tử hình hoặc khi bị cáo ở tuổi vị thành niên hay mắc bệnh tâm thần. Trong vụ án linh mục Lý, không có tài liệu gì về việc ngài muốn có luật sư, điều đó phải hiểu là ngài muốn tự biện hộ, và tội danh ngài bị truy tố cũng không buộc toà án phải chỉ định luật sư cho ngài. Như thế, việc linh mục Lý không có luật sư biện hộ trong phiên tòa này được coi là không phạm luật. Tuy nhiên, việc bịt miệng không cho linh mục Lý biện hộ đã vi phạm trầm trọng quyền biện hộ của ngài. Nếu tòa án không cho cha Lý trình bày mà chỉ căn cứ vào mấy cái máy tính tịch thu tại nhà cha để ra án phạt, vậy thì lập phiên tòa để làm gì?
b) Xét xử không hỏi cung: Điều 209 TTHS ấn định: "Bị cáo trình bày ý kiến về bản cáo trạng và những tình tiết của vụ án." Còn điều 208 TTHS quy định: "Nếu người được xét hỏi có mặt tại phiên tòa thì Hội đồng xét xử và Kiểm sát viên không được nhắc hoặc công bố lời khai của họ tại Cơ quan điều tra trước khi họ khai tại phiên tòa về những tình tiết của vụ án." Linh mục Lý hiện diện trước tòa, nhưng không được khai điều gì. Vậy mà tòa án vẫn căn cứ vào biên bản của cơ quan điều tra để tuyên án phạt ngài 8 năm tù. Hiển nhiên bản án này vô giá trị, vì vi phạm luật tố tụng.
c) Biện pháp an ninh: Trừ một số vụ án quan trọng như bị cáo phạm tội sát nhân nguy hiểm, thông thường các bị can khi đứng trước vành móng ngựa không thể bị trói tay hay cùm chân. Mục đích của biện pháp này là để bị can được hoàn toàn tự do bào chữa, không phải chỉ bằng lời nói mà bằng cả hành động của mình nữa. Vậy mà linh mục Lý đã bị trói tay khi đem ra trước vành móng ngựa. Điều này xúc phạm nhân phẩm con người, trái với điều 121 Hình Luật.
d) Bị can nói lời sau cùng: Luật lệ của các quốc gia trên thế giới đều dành cho bị can được nói lời sau cùng. Sở dĩ có điều luật này là để bị can có dịp được nói hết những gì muốn nói và trả lời hết những vấn đề đã được nêu lên trước toà. Điều 220 TTHS chẳng những cho phép bị can được nói lời sau cùng mà còn cho nói dài bao lâu cũng được: "Bị cáo được nói lời sau cùng. Không được đặt câu hỏi khi bị cáo nói lời sau cùng. Hội đồng xét xử có quyền yêu cầu bị cáo không được trình bày những điểm không liên quan đến vụ án, nhưng không được hạn chế thời gian đối với bị cáo." Những gì đã xảy ra trong phiên toà xử linh mục Lý? Ngài không được nói lời đầu, cũng không được nói lời cuối. Cha chỉ được đem đến tòa để lãnh bản án đã định sẵn. Quả thực, ngài có "trình bày những điểm không liên quan đến vụ án" là đả đảo Đảng Cộng Sản Việt Nam. Nhưng thẩm phán thay vì "yêu cầu" linh mục Lý đi vào nội dung vụ án, lại cho công an bịt miệng cha. Rõ ràng tòa án đã vi phạm điều 220 TTHS. Tóm tắt, trong vụ án linh mục Lý, các thủ tục xét xử quy định trong Luật Tố Tụng Hình Sự đã không được áp dụng đúng đắn, như quyền biện hộ và thủ tục khai cung. Điều 295 Bộ Hình Luật quy định rằng: "Thẩm phán, Hội thẩm nào ra bản án mà mình biết rõ là trái pháp luật, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm... Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định, từ một năm đến năm năm." (khoản 1 và 4). Vậy thì chính viên Thẩm phán, hai Hội thẩm và hai Kiểm sát viên trong phiên tòa mới đáng phạt tù, chứ không phải linh mục Lý. Vào năm 2006, khi Bộ Trưởng Tư Pháp của Việt Nam ra điều trần trước Quốc Hội, để giải thích về những bản án tham nhũng, bất công, đầu Ngô mình Sở xảy ra khắp nước, ông đã thanh minh đại ý rằng vì số người đủ kiến thức làm thẩm phán còn ít quá, nên ông đã phải tuyển bổ thẩm phán bằng cách "vơ bèo gạt tép" (nguyên văn). Chắc hẳn những thẩm phán ngồi xử vụ linh mục Lý cũng thuộc loại "bèo tép" này, nên nếu có bỏ tù hay cách chức họ cũng là điều phải thôi.Riêng hành động của viên công an Nguyễn Minh Tân bịt miệng linh mục Lý, y đã phạm tội cố ý gây thương tích và tổn hại cho sức khỏe của ngài, chiếu điều 104 Hình Luật. Đồng thời, y cũng phạm tội làm nhục linh mục Lý, tức là xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của cha, chiếu điều 121 Hình Luật. Người vi phạm cả hai tội trên đều có thể bị phạt tù và cách chức. Còn các Thẩm phán và Kiểm sát viên của phiên tòa đã ra lệnh hay làm ngơ trước hành động của Nguyễn Minh Tân đều phạm tội đồng lõa.

II- NHỮNG BỨC HÌNH BIẾT NÓI
Trong lịch sử chống Cộng trên khắp thế giới và tại Việt Nam, đã có nhiều bức hình biết nói: Wang Weilin chặn xe tăng tại Thiên An Môn. Năm 1989, khi xe tăng của Trung Cộng tiến vào quảng trường Thiên An Môn để đàn áp hàng triệu dân chúng biểu tình đòi tiêu diệt Đảng Cộng Sản Trung Quốc thì có bức hình một người đơn thương độc mã đứng ra chặn đường. Người đó tên là Wang Weilin, một sinh viên 19 tuổi, quê tỉnh Hồ Nam. Sau đó anh đã trốn thoát khỏi Trung quốc và hiện sống ở Đài Loan. Cũng năm 1989, tại Bá Linh, có bức hình nhân dân Đức tràn ra đường đập nát bức tường Ô Nhục để xóa bỏ chế độ Cộng Sản ở Đông Đức. Tại Việt Nam cũng có bức tường ô nhục. Nó mang tên là "Đảng Ta". Không biết ngày nào nhân dân ta mới mang búa rìu ra triệt hạ? Đập bỏ bức tường Bá Linh Năm 1989, còn có bức hình Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II gặp Lãnh Tụ Walesa, chúc lành cho cuộc nổi dậy của dân chúng Ba Lan tiêu diệt chế độ Cộng Sản. Đức Giáo Hoàng đã cam kết nếu Cộng Sản Nga đem quân đàn áp dân tộc ngài thì ngài sẵn sàng từ bỏ ngôi Giáo Hoàng để về quê hương chiến đấu chống Cộng. Ngày 1-6-2007, đài truyền hình Ba Lan có phỏng vấn một công nhân hỏa xa, tên là Jan Grzebski. Ông bị tai nạn xe lửa vào năm 1988 dưới thời Cộng Sản rồi bị hôn mê từ ngày đó. Ông vừa tỉnh dậy sau 19 năm và niềm vui nhất của ông là thấy chế độ Cộng Sản không còn nữa. Bao giờ người dân Việt Nam mới có được ngày tỉnh giấc mơ tuyệt vời này? Vào năm 1991, sau khi Gorbachev và Boris Yeltsin đã khai tử Đảng Cộng Sản Nga, đoàn xe tăng của quân đội Cộng Sản cũng tiến vào thủ đô định đàn áp. Thế giới đã có bức hình ông Boris Yeltsin leo lên xe tăng thuyết phục quân đội buông súng và ông đã thành công. Boris Yetsin đứng trên xe tăng chống Cộng sảnTrong cuộc chiến tại Việt Nam, vào Tết Mậu Thân 1968, chúng ta cũng có bức hình nổi danh Tướng Nguyễn Ngọc Loan, Tổng Giám Đốc Cảnh Sát Quốc Gia, đã xử tử ngay tại mặt trận tên Đại Úy Cộng Sản Nguyễn Văn Lém, đội lốt thường dân đi giết hại dân lành. Tướng Nguyễn ngọc Loan tận diệt Cộng sảnVà mới đây nhất, ngày 30-3-2007, bức hình lịch sử linh mục Lý bị bịt miệng trước tòa án đã nói lên bộ mặt thực của chế độ Cộng Sản Việt Nam. Cái mặt nạ "đỉnh cao trí tuệ" đã rớt xuống, để lộ nguyên hình một "trí tuệ u mê, lạc hậu và ấu trĩ".Hai bức hình Tướng Loan và linh mục Lý đều nói lên một ý nghĩa: Phải tiêu diệt chế độ Cộng Sản tại Việt Nam.Ông Tướng rút súng bắn chết Cộng Sản, Ông Linh Mục dùng miệng hô đả đảo Cộng Sản.Linh Mục Lý đả đảo cộng sản: Ngày xưa, nhóm phản chiến Mỹ đã bóp méo sự thực của bức hình Tướng Loan, khiến Hoa Kỳ phải thất trận và chế độ Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ. Ngày nay, bức hình cha Lý bị đàn áp bất công là thực 100%, không lẽ cộng đồng người Việt hải ngoại lại không thể dương cao bức hình này để giựt sập chế độ Cộng Sản? Đây quả là một thách đố rất lớn cho chính phủ và nhân dân Hoa Kỳ, cũng như khối người Việt hải ngoại để rửa mối thù thất trận.Ngày 25-5-2007, Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ có gửi thư cho ông Đỗ Nam Hải ở Việt Nam là người không thể cùng với 4 người Việt Nam khác đến Toà Bạch Cung gặp gỡ TT. Bush vào ngày 29-5-07 để bàn về chuyện đàn áp nhân quyền tại Việt Nam. Bức thư có đoạn viết như sau: "Chúng tôi muốn ông hiểu rằng chúng tôi hậu thuẫn cho người dân Việt Nam, những người đang tìm cách phát huy tự do tại đất nước cao quý của họ". Đây là một dấu hiệu rất tốt cho công cuộc giải thể chế độ Cộng Sản tại Việt Nam. Chúng ta tin chắc rằng: Trong số các đảng viên Đảng Cộng Sản Việt Nam, đã có những Gobachev và Boris Yeltsin. Trong Hội Đồng Giám Mục Việt Nam cũng đã có những Gioan Phaolô II. Hỡi Gorbachev Việt Nam! Hỡi Yeltsin Việt Nam! Hỡi Gioan Phaolô Việt Nam! Tất cả các Ngài đang ở đâu? Thời điểm đã tới rồi. Xin tất cả các Ngài hãy lên tiếng. Cộng Đồng người Việt Quốc Gia hải ngoại chúng tôi đã sẵn sàng.

KẾT LUẬN: Luật lệ định rằng tại các phiên xử án, bị can có quyền nói hoặc không nói mà tòa án không được suy luận "im lặng là đồng ý hay không đồng ý".Trong phiên tòa lịch sử danh tiếng nhất nhân loại là phiên tòa con người kết án Con Thiên Chúa. Bị can Giêsu bị đem ra trước quan án Philatô. Chúa Giêsu đã chọn giữ thái độ im lặng trước các câu hỏi của tòa, khiến cho quan án chê là bị can dại, rồi trả về cho dân chúng hành hình. Nhưng chính lúc im lặng là lúc Chúa Giêsu nói nhiều nhất và giáo huấn Tình Yêu, Tha Thứ của Ngài vang vọng tới hôm nay và sẽ còn vang vọng cho tới ngày tận cùng của trái đất.Còn trong phiên tòa xử linh mục Lý, bị can muốn nói, nhưng quan tòa lại truyền bịt miệng, không cho nói. Nhưng chính khi linh mục Lý không được nói thì lại là lúc ngài nói nhiều nhất, nói lớn nhất, và nói hùng hồn nhất. Đúng vậy, sau khi nhìn bức hình linh mục Lý bị bịt miệng thì các chính khách, các tổ chức tranh đấu cho nhân quyền trên khắp thế giới đều lớn tiếng kết án nhà cầm quyền Việt Nam độc tài, dã man, và vô nhân đạo.Bức hình này đã bay vào Tòa Bạch Ốc, vì vậy ngày 29-5-07, TT. George W. Bush đã gặp 4 nhân sĩ Việt Nam để nghe trình bày về những hành động man rợ của một đám người mà 32 năm trước đây, Hoa Kỳ đã lầm lẫn trao ngành vạn tuế vào tay họ. Bây giờ thì Hoa Kỳ mới hiểu rằng mình đã trao duyên lầm cho tướng cướp. Khi nhìn tấm hình một linh mục bị đưa ra tòa, bị trói tay, bị lôi xềnh xệch và bị bịt miệng không cho nói, tất cả những người văn minh trên thế giới đều bật khóc, thương cho một nền Pháp Lý què quặt và lạc hậu ở Việt Nam. Tại sao cha Lý bị khóa miệng khi cha chỉ lặp lại một điệp khúc của một bản dân ca Việt Nam, rất phổ thông, rất hùng tráng và rất hợp lòng dân? Bản dân ca này đã có một thời 500 ngàn quân nhân Hoa Kỳ cùng với hàng vạn binh sĩ của nhiều quốc gia khác đổ bộ vào Việt Nam, để hát chung với quân dân miền Nam cho toàn khắp thế giới nghe: "Đả đảo Đảng Cộng Sản Việt Nam!"
Viết tại San Jose, ngày Quốc Hận, 30-4-2007

Tiến Sĩ Trần An Bài

Sứ điệp truyền giáo của ĐTC


Sứ Điệp của ĐTC Benedictô XVI cho Ngày Thế Giới Truyền Giáo lần thứ 81
Chúa Nhật 21 tháng Mười, 2007
“Toàn Thể Giáo Hội cho Khắp Nơi Thế Giới”
Anh chị em thân mến,
Nhân ngày Thế Giới Truyền Giáo, tôi mời gọi toàn thể Dân Chúa- các Giám mục, linh mục, các tu sĩ nam nữ và anh chị em giáo dân- cùng nhau suy tư về sự cấp bách và tầm quan trọng của hoạt động truyền giáo của Giáo Hội trong thời đại chúng ta.Quả thật, những lời Chúa Tử Nạn và Phục Sinh uỷ thác cho các Tông Đồ trong mệnh lệnh truyền giáo trước khi Người lên Trời luôn vang lên như một lời mời gọi bao trùm, một lời hiệu triệu thành khẩn : “Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Cha và Con và Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em”. Rồi Người thêm: “Và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 28, 19- 20). Trong nhiệm vụ truyền giáo nặng nề này chúng ta được nâng đỡ và được đồng hành trong niềm xác tín rằng Người là Chúa mùa gặt, Người luôn ở với chúng ta và không ngừng hướng dẫn dân Người. Chúa Kitô là nguồn mạch vô biên của công cuộc truyền giáo của Giáo Hội. Thêm nữa, một lí do khác trong năm nay càng thôi thúc chúng ta canh tân việc dấn thân truyền giáo: dịp kỉ niệm 50 năm ngày ban hành Thông điệp Fidei Donum (Hồng ân Đức Tin) của Tôi Tớ Chúa là Đức Giáo Hoàng Piô XII, nhằm xúc tiến và cổ vũ sự cộng tác giữa các Giáo Hội địa phương để truyền giáo cho mọi dân tộc.“Toàn Thể Giáo Hội cho Khắp Nơi Thế Giới” đó là chủ đề được chọn cho Ngày Thế Giới Truyền Giáo năm nay. Chủ đề này mời gọi các Giáo Hội địa phương trên khắp các lục địa cùng nhận thức nhu cầu khẩn thiết phải tái phát động hoạt động truyền giáo để đối phó với nhiều thách thức nghiêm trọng trong thời đại chúng ta. Hiển nhiên, trong những thập kỉ qua hoàn cảnh sống của con người ngày nay đã thay đổi, nhất là từ Công Đồng Vatican II, biết bao nỗ lực đã được thực hiện để loan truyền Tin Mừng. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều điều cần phải tiến hành để đáp lại lời kêu gọi truyền giáo mà Chúa không ngừng truyền cho mọi người đã chịu phép Thánh Tẩy. Người tiếp tục kêu gọi, trước hết là các Giáo Hội được coi là “trưởng thành” mà trong quá khứ đã cung ứng các nhà truyền giáo gồm rất nhiều linh mục, nam nữ tu sĩ và giáo dân cũng như các phương tiện vật chất, tạo nên sức sống cho một cuộc hợp tác hữu hiệu giữa các cộng đồng Kitô giáo.Sự hợp tác này đã đem lại những kết quả truyền giáo dồi dào vừa cho Giáo Hội trẻ trung trong các xứ truyền giáo vừa cho cả các cộng đồng Giáo Hội đã gửi các nhà truyền giáo đi. Đứng trước nền văn hoá tục hoá, dường như càng ngày càng lấn sâu vào các xã hội tây phương, lại thêm sự khủng hoảng gia đình, rồi sự sút giảm ơn gọi cùng với sự lão hoá hàng giáo sĩ, các Giáo Hội này đang rơi vào nguy cơ chỉ tập trung vào chính mình để rồi nhìn tương lai mà thiếu hi vọng và giảm bớt lòng nhiệt thành truyền giáo. Tuy nhiên chính lúc này mới là thời gian để mở rộng lòng tin tưởng vào sự Quan Phòng của Thiên Chúa là Đấng chẳng bao giờ bỏ rơi dân Người, nhưng với sức mạnh của Chúa Thánh Thần Người hướng họ về việc hoàn tất kế hoạch cứu chuộc đời đời của Người.Vị Mục Tử tốt cũng mời gọi các Giáo Hội mới đón nhận Tin Mừng quảng đại hi sinh vào việc truyền giáo cho muôn dân- missio ad gentes. Dù gặp một số các khó khăn và nghịch cảnh trong việc mở rộng, các cộng đoàn này vẫn tiếp tục tăng triển. Diễm phúc thay một số cộng đoàn có rất nhiều linh mục và tu sĩ mà số khá đông trong họ, dù nhu cầu địa phương đòi hỏi thúc bách, vẫn được gửi đi một nơi nào đó để thi hành sứ vụ mục tử và phục vụ truyền giáo, ngay cả trong những miền truyền giáo cố cựu.Và như thế chúng ta nhận ra sự diệu kì của việc “trao chuyển các ơn ban”, được cống hiến một cách dồi dào vì lợi ích của toàn Nhiệm Thể Chúa Kitô. Tôi tha thiết hi vọng rằng việc hợp tác truyền giáo sẽ còn trở nên sống động hơn khi mỗi cộng đồng phân định khả năng và đặc sủng của riêng mình. Tôi cũng hi vọng rằng Ngày Thế Giới Truyền Giáo sẽ giúp cho mọi cộng đồng Kitô giáo cũng như mọi Kitô hữu ý thức hơn về đặc tính phổ quát lời mời gọi của Chúa Kitô là mở rộng Nước Trời đến cùng cõi trái đất. Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II viết trong thông điệp Redemptoris Missio: “Giáo Hội tự bản chất là truyền giáo”- bởi vì lệnh truyền của Chúa Kitô không phải là một điều ngẫu nhiên, tuỳ phụ, nhưng đi vào căn cốt của Giáo Hội. Do đó Giáo Hội phổ quát cũng như mỗi giáo hội địa phương đều được sai đến với các dân tộc... Thật thích hợp là các giáo hội non trẻ cần phải “càng sớm hết sức có thể chia sẻ công việc truyền giáo của Giáo Hội. Chính họ phải gửi các nhà thừa sai để rao giảng Tin Mừng trên khắp thế giới, dẫu họ cũng đang chịu cảnh thiếu giáo sĩ” (s. 62).Năm mươi năm trôi qua kể từ lời hiệu triệu lịch sử của vị tiền nhiệm của tôi, Đức Piô XII với thông điệp Fidei Donum về việc hợp tác giữa các Giáo Hội để phục vụ công cuộc truyền giáo, tôi tái khẳng định rằng việc loan báo Tin Mừng vẫn cấp bách và hợp thời.Trong thông điệp Redemptoris Missio, về phần mình, Đức Gioan Phaolô II viết rằng: “sứ vụ của Giáo Hội thì lớn lao hơn ‘sự hiệp thông giữa các Giáo hội’; do đó chúng ta không chỉ hướng về việc tái truyền giảng Tin Mừng nhưng trước tiên còn phải hướng về việc truyền giáo nữa (64)”. Bởi đó như chúng đã nhiều lần đề cập, lòng nhiệt thành truyền giáo vẫn còn là việc ưu tiên phục vụ, mà Giáo Hội mắc nợ nhân loại hôm nay, để định hướng và phúc âm hoá các biến chuyển về văn hoá, xã hội và đạo đức, và để trao ban ơn cứu chuộc của Chúa Kitô cho mọi người hôm nay đang bị lăng mạ và áp bức tại nhiều miền trên thế giới vì sự nghèo đói, bạo lực và việc phủ nhận nhân quyền một cách có hệ thống.Giáo Hội không thể thoái thác sứ vụ phổ quát này; bởi vì đó là một đòi buộc đối với Giáo Hội. Nếu trước tiên Chúa Kitô uỷ thác mệnh lệnh truyền giáo cho Phêrô và các Tông Đồ thì ngày nay trách nhiệm đó ưu tiên thuộc về Đấng kế vị Thánh Phêrô mà sự quan phòng Chúa đã chọn để làm nền tảng hữu hình cho sự hiệp nhất của Giáo Hội, rồi đến các Giám mục là đấng chịu trách nhiệm trực tiếp đối với việc truyền giáo trong tư cách là thành viên của Giám Mục Đoàn và là mục tử của các Giáo Hội địa phương (x. Redemptoris Missio, s. 63). Bởi đó, tôi hối thúc các Giám mục trong tất cả các Giáo Hội mà Chúa đã chọn để dẫn dắt đoàn chiên duy nhất của Người, hãy chia sẻ lòng nhiệt thành rao giảng và truyền bá Tin Mừng. Tôi đang ngỏ lời với các vị Mục Tử của tất cả các Giáo Hội địa phương, đã được Chúa chọn để dẫn dắt đoàn chiên duy nhất của Người để các ngài cùng chia sẻ mối quan tâm thúc bách của việc loan truyền Tin Mừng.Đó cũng chính là ý nguyện đã hướng dẫn tôi tớ Chúa, Đức Piô XII năm mươi năm trước đề đặt việc hợp tác truyền giáo cho thích hợp hơn để đáp ứng các nhu cầu của mọi thời đại. Đặc biệt khi xét đến việc truyền giảng Tin Mừng cho tương lai ngài mời gọi các Giáo Hội và các cộng đồng đã đón nhận Tin Mừng lâu năm hãy gửi các linh mục đến giúp các Giáo Hội mới được thành lập. Và như thế ngài đã khơi lên một “chủ đề truyền giáo” mới mà những từ đầu tiên của thông điệp đã lấy tên là Fidei Donum. Ngài viết: “ Một đàng, khi chúng tôi hướng tâm tư về vô số những con cái của chúng tôi đã được tham dự vào ơn phúc đức tin, nhất là trong các nước đã có một truyền thống Kitô lâu đời, nhưng đàng khác khi chúng tôi nhận thấy rất nhiều đoàn người vẫn còn đang đợi chờ ngày cứu chuộc được loan báo cho họ, thì chúng tôi luôn hết sức tha thiết hối thúc Chư Huynh với sự quan tâm nhiệt thành, hãy nâng đỡ việc tuyệt đối thánh thiện là đem Giáo Hội của Chúa đến khắp cả thế giới.” Và ngài thêm: “Ước gì những lời nhắc nhở của chúng tôi sẽ khơi lên một sự quan tâm hăng hái trong sứ vụ truyền giáo nơi các linh mục của chư huynh và qua họ làm cho tâm hồn các tín hữu được bừng cháy!” (Fidei Donum s.4).Chúng ta hãy cảm tạ Chúa vì những hoa trái dồi dào trong việc hợp tác truyền giáo tại Châu Phi và những miền khác trên thế giới. Rất nhiều linh mục sau khi bỏ lại cộng đoàn bản xứ của mình đã đem tất cả năng lực truyền giáo để phục vụ các cộng đồng mà một số mới được tạo lập trong những miền nghèo túng và đang phát triển. Trong số họ không ít các vị tử đạo đã kết hợp chứng từ về lời nói và việc tận hiến cho truyền giáo bằng hiến lễ là chính mạng sống của họ. Chúng ta cũng thể quên những tu sĩ nam nữ và những thừa sai giáo dân đã cộng tác với các linh mục để loan truyền Tin Mừng cho đến tận cùng trái đất. Xin cho ngày truyền giáo trở thành một dịp để trong niềm tin tưởng, chúng ta nhớ đến tất cả anh chị em này cũng như mọi người đang tiếp tục làm việc trong cánh đồng truyền giáo bao la bằng lời cầu nguyện. Chúng ta hãy cầu xin Chúa để những gương sáng của họ khơi lên khắp nơi những ơn gọi mới cũng như giúp các Kitô hữu ý thức sâu xa hơn việc truyền giáo. Thật vậy, mỗi cộng đồng Kitô giáo tự bản chất là truyền giáo, và phải dùng tất cả sự dũng cảm mà rao giảng Tin Mừng để những người tin yêu Chúa được gia tăng. Do đó, chúng ta có thể nghĩ rằng đối với mỗi người tín hữu, vấn đề không chỉ là hợp tác với hoạt động rao giảng Tin Mừng, mà còn hơn thế nữa, họ phải ý thức rằng chính họ cũng là những sứ giả truyền giáo, cùng chia sẻ trách nhiệm truyền giáo của Giáo Hội. Trách nhiệm chia sẻ truyền giáo này có nghĩa là việc hiệp thông giữa các cộng đồng phải được gia tăng và việc hỗ trợ lẫn nhau liên quan đến vấn đề nhân sự (các linh mục, các tu sĩ, và các thừa sai giáo dân), cũng như các phương tiện cần thiết cho việc rao giảng Tin Mừng hôm nay, cần được đẩy mạnh.Anh chị em thân mến, mệnh lệnh truyền giáo mà Chúa Kitô uỷ thác cho các Tông Đồ thật sự liên quan đến tất cả chúng ta. Ước gì Ngày Thế Giới Truyền Giáo trở thành một dịp thuận tiện để đào sâu ý thức và cùng nhau hoạch định những lộ trình thiêng liêng và đào tạo một cách thích hợp để thúc đẩy sự hợp tác giữa các Giáo hội và huấn luyện nhiều nhà thừa sai hơn để loan truyền Tin Mừng trong thời đại chúng ta. Tuy nhiên, chúng ta đừng bao giờ quên rằng sự đóng góp ưu tiên và tuyệt hảo mà chúng ta được kêu gọi để góp phần vào việc truyền giáo của Giáo Hội là lời cầu nguyện. Chúa nói: “Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt lại ít. Vậy anh em hãy xin chủ mùa gặt ra gặt lúa về”(Lc10, 2). Đức Giáo Hoàng Piô XII viết năm mươi năm trước, “Chư huynh đáng kính, chúng tôi tin tưởng rằng chư huynh luôn tha thiết cầu nguyện cho việc truyền giáo” (Fidei Donum, s. 49). Anh chị em hãy luôn nhớ đến nhu cầu thiêng liêng lớn lao của rất nhiều dân tộc: những người rời xa con đường sự thật cũng như biết bao nhiêu người đang cần nhờ những phương thế để giữ vững đức tin.” (x. s. 55).Và ngài hối thúc các tín hữu dâng nhiều Thánh Lễ để chỉ cho việc truyền giáo, ngài cho rằng: “điều này hợp với lời cầu nguyện của Chúa chúng ta, Đấng yêu mến Giáo Hội và muốn Giáo Hội của Người phát triển cũng như mở rộng bờ cõi đến toàn thể thế giới.” ( như trên s.52).Anh chị em thân mến, hơn lúc nào hết tôi cũng nhắc lại lời kêu gọi này. Ước gì lời kêu gọi này lan đến mỗi cộng đoàn lời đồng thanh cầu nguyện “Lạy Cha chúng con ở trên trời”, để nước Chúa hiển trị. Tôi đặc biệt kêu gọi các thiếu nhi và giới trẻ hãy sẵn sàng và quảng đại cho việc truyền giáo. Tôi ngỏ lời tới các bệnh nhân và những người đau khổ, nhắc nhớ họ về giá trị của sự cộng tác kì diệu và quan yếu của họ đối với công trình cứu chuộc. Tôi mời gọi các tu sĩ, đặc biệt các tu sĩ dòng kín hãy gia tăng cầu nguyện cho việc truyền giáo. Nhờ nỗ lực của mỗi người tín hữu, một mạng lưới thiêng liêng của việc cầu nguyện được trải rộng ra trên khắp Giáo Hội nhằm hỗ trợ việc truyền giáo. Xin Đức Trinh Nữ Maria, Đấng đã đồng hành cùng Giáo Hội thời sơ khai bằng sự quan tâm từ mẫu, cũng hướng dẫn hành trình của chúng ta trong giai đoạn này và ban xuống cho chúng ta một Lễ Hiện Xuống mới của tình yêu. Nhất là, xin Mẹ giúp tất cả chúng ta ý thức rằng chúng ta đều là những thừa sai, đều được Chúa sai đi để làm chứng cho Người trong mọi phút giây của cuộc sống. Tôi hứa hằng ngày cầu nguyện cho các linh mục được đầy hồng ân đức tin, cho các tu sĩ nam nữ, các thừa sai giáo dân đang hoạt động trên cánh đồng truyền giáo, cũng như cho tất cả mọi người, cách này hay cách khác, giúp vào việc loan báo Tin Mừng, và tôi thân ái ban Phép Lành Tông Toà cho mọi người.
Từ Vatican, ngày 27 tháng Năm, 2007, Lễ Trọng Chúa Thánh Thần Hiện Xuống

BENEDICTUS PP. XVI
Lm. Giuse Ngô Quang Trung

Đạo kính tổ tiên của người Việt: Điểm gặp gỡ chung cho tín ngưỡng Việt

Linh Mục Andre Trần Cao Tường
Nhiều nhà tiên đoán tương lai đã nói tới thế kỷ XXI sẽ là thế kỷ của tôn giáo, lúc mà con người sau
nhiều tiến bộ vẫn phải bó tay trước những vấn đề then chốt của cuộc đời, như vực tử sinh bám sát thân mệnh mình. Nhạc sĩ Hùng Lân đã nói lên rất sâu xa niềm thao thức này với Khúc Hát Trầm Tư: - Cái gì khiến tôi vượt qua giới hạn của không gian? Hạt bụi mà chạy đua ánh sáng, sậy mềm mà cật vấn tinh vân, bọt bèo lại vòng tay ôm lấy cõi trần?
- Cái gì khiến tôi vượt qua giới hạn của thời gian? Hiện tại mà tìm đo dĩ vãng, một giờ mà dự kiến muôn năm, phận vờ mà lại mơ hạnh phúc không tàn? Tìm Tụ Điểm Xây Thủy Điện Lực Có ai sống mãi trên cõi đời này đâu?! Trăn trở đi tìm giải đáp cho những khắc khoải và mang lại niềm an vui cho đời sống, mỗi tôn giáo đều có một hệ thống niềm tin riêng, một bối cảnh lịch sử và một truyền thống riêng liên hệ tới văn hóa và xã hội. Qua lịch sử, tôn giáo đã góp phần lớn lao cho nhân loại, thì nay trong lúc khẩn thiết đi tìm con đường mới vào thế kỷ XXI này, tôn giáo có cung cấp được kho tàng vốn giàu có của mình một cách hữu hiệu cho đúng sứ mạng không? Và nhất là đối với tiền đồ Việt tộc, tôn giáo có đóng được vai trò nào gom sức hưng phấn tinh thần sau những đổ vỡ tan hoang? Tôi vẫn hình dung tôn giáo như dòng nước từ nguồn trên núi cao, chảy xuống đồng bằng làm tươi mát bao tâm hồn, nuôi sống bao sinh linh. Nhưng cũng đôi khi xẩy ra tai nạn vỡ đê hay vỡ đập gây tổn hại không ít. Các dòng sông chảy riêng rẽ vẫn tiếp tục sứ mạng của mình, nhưng khi hoàn cảnh cần đến thì cùng chuyển lực vào một chỗ sẽ phát sinh thủy điện lực mãnh liệt. Mỗi tôn giáo đều mang những nét đặc thù quí báu, đến từ nhiều hướng khác biệt. Nhưng tôi tin rằng đối với người Việt mình, tụ điểm mà các tôn giáo có thể gặp gỡ chung được là Đạo Kính Tổ Tiên, tức Đạo Ông Bà, vì đây là niềm tin tưởng chung của dân Việt qua bao đời. Đây phải là tụ điểm lấy lại tinh thần xây được thủy điện lực như có lần triết gia Kim Định nói tới trong cuốn Hồn Nước Với Lễ Gia Tiên: mất hồn, mất tinh thần, là vì mất niềm tin chung. Nét Khác Biệt Căn Bản Nơi Đạo Kính Tổ Tiên Của Người Việt Nhà huyền thoại học có thế giá vào bậc nhất là Joseph Campbell đã từng đưa ra nhận xét rằng gốc rễ mọi tôn giáo đều phát sinh từ hình ảnh đứa con đang nằm trong vòng tay mẹ: nó ngước mặt nhìn mẹ với tất cả vẻ trìu mến, và người mẹ nhìn nó với đầy vẻ yêu thương. Chính cái thái độ đó là Đạo, là đường, là cuống nhau, vượt qua cái xác thân nhỏ bé của mình mà nối lại vào lòng mẹ. Đạo đã bắt đầu từ chính cảm quan xác thân dẫn đến tâm linh. Nhà nhân chủng học Le Debleu gọi là “tham dự vào huyền nhiệm”. Đây mới là điểm riêng biệt của Đạo Kính Tổ Tiên nơi người Việt. Vì nếu giữ hiếu với cha mẹ chỉ vì cha mẹ sinh thành dưỡng dục thì một con vật cũng có thái độ đó, một cành cây cũng có hiếu là gắn vào thân cây mới tươi tốt được. Và bất cứ dân tộc nào cũng đều kính tổ tiên chứ có riêng gì dân Việt, từ bộ lạc trong hang hốc đến những nền văn minh cổ như Rôma hay Ai Cập. Chữ hiếu này liên hệ chặt chẽ với thể lý đi đến luân lý, phát sinh tình gia đình, tình gia tộc, tình bộ lạc, như kiểu uống nước nhớ nguồn, cố gắng làm nở mặt gia phong, giống nòi. Thứ tình này như chất nhựa sống, rất cần thiết, nhưng cũng nhiều khi trở thành ích kỷ khép kín, phát sinh tệ đoan vây cánh dòng họ và bó cột vào địa phương làm cản đà tiến chung. Vậy thì điều khác biệt cốt tủy nơi Đạo Ông Bà của người Việt nằm ở chỗ niềm tin vào nhân tính hồn thiêng bất tử từ một cội linh thiêng, con người là tụ đức của trời đất (thiên địa chi đức), vượt qua hộp vuông xác thân không thời mà tham dự được vào thiên tính. Cách xếp bài vị cũng bắt đầu từ thể lý bốn đời là cao, tằng, nỉ, tổ. Nhưng ở giữa là văn tổ, là nguồn thiêng chuyển nước xuống các mạch. Triết gia Kim Định đã diễn tả: “Triết lý ngũ hành hệ tại mỗi hành phải móc nối được với trung cung hành thổ mới có đủ linh ứng: thủy, hỏa, mộc, kim đều phải đi qua hành Thổ mới trở thành linh nghiệm. Áp dụng vào việc thờ tổ tiên, là phải từ tiên tổ mình đi đến bản tính đồng nhiên của con người gọi là Văn Tổ, rồi từ đó tỏa ra khắp mọi người. Tương tự như bên ngũ hành: không được dừng lại ở một hành nào chung quanh, mà phải lấy Thổ trung cung làm nền móng. Trong việc thờ tổ tiên cũng thế, không được chỉ biết có cha, ông, tằng, tổ mình, nhưng phải vươn tới Tổ trên hết các tổ, cực tinh ròng gọi là Văn Tổ rất linh thiêng nên có tính cách phổ biến như trời cùng đất” (Kim Định, Hồn Nước với lễ Gia Tiên, Nam Cung, trang 30). Từ Đạo Hiếu Tới Đạo Trời Đạo là đường. Tây phương lấy gốc từ chữ re-ligio tiếng La Tinh, là nối lại vào. Đạo là cái bè qua sông, là đường nối bờ hữu hạn sang vô hạn. Cũng như chữ yoga là cái ách (yoke) gắn cái cầy vào vai con trâu mà nhận được sức mạnh. Đối với người Việt, Đạo Hiếu chính là cái rễ nối vào cội nguồn sức sống để cây đời có thể tươi nở. Từ tổ tiên của một dòng họ, một dân tộc, vươn tới văn tổ cội nguồn. Giờ chết được gọi là sinh thì, là giờ bắt đầu sống, là “birthday”. Nên con cháu thường chỉ nhớ ngày giỗ chứ mấy ai nhớ ngày sinh như kiểu Âu Mỹ. Cha mẹ, ông bà, tổ tiên, dù xác đã chết, nhưng hồn vẫn sống mãi trong cội nguồn sức sống: Thác là thể phách, còn là tinh anh. Cội nguồn này người bình dân gọi là Ông Trời, là một thực thể hiển hiện trước mắt giữa đời thường chứ không phải là một ý niệm trừu tượng về nguyên lý hay đại ngã ở mãi bờ bên kia nào cả. Ca dao vẫn thường xuyên nói lên niềm tin này: Lạy Trời mưa xuống Lấy nước tôi uống Lấy ruộng tôi cầy Lấy đầy bát cơm. Lởi xởi Trời cởi cho Lo xo Trời co lại. Chớ ta yêu nhau duyên phận mà thôi Của Trời như nước hồ vơi lại đầy. Khó giàu muôn sự tại Trời Nhân sinh ai cũng kiếp người mà thôi. Có thể nói, niềm tin vào Ông Trời đã có sẵn trong tâm thức người Việt trước cả khi các tôn giáo du nhập. Nguyễn Đăng Thục trong Lịch Sử Tư Tưởng Việt Nam (tập I, trang 416-417) cũng nói lên điều đó. Chính linh mục Đắc Lộ khi đến Việt Nam vào đầu thế kỷ thứ XVII đã nhận ra như vậy nên đã “lấy đề tài thảo luận với họ về nguyên lý vạn vật và quyết định công bố dưới danh hiệu Chúa đất trời” (Lịch Sử Vương Quốc Đàng Ngoài, trang 83). Tôi vẫn nghĩ danh xưng Đức Chúa Trời gần gũi với tâm thức Việt hơn là danh xưng Thiên Chúa, mặc dù cũng cùng một nghĩa. Bộ truyện thiêng Lĩnh Nam của Việt Tộc có hai truyện nói rất rõ về Đạo Ông Bà liên hệ trực tiếp với Đạo Trời. An Tiêm dù gặp khó vẫn tin tưởng “Trời sinh Trời dưỡng” nên đã trở thành giàu có do ơn Trời với nghề trồng dưa hấu. Ông đã dùng dưa hấu để dâng cúng tổ tiên. Việc dâng cúng này nói lên lòng biết ơn cái đức của tổ tiên để lại và tạ ơn Trời. Hoàng Tử Tiết Liệu đã thể hiện được chữ Hiếu khi được ơn trên soi sáng dâng bánh chưng vuông và bánh dày tròn. Cắm chấu con người hữu hạn vuông cạnh vào nguồn điện trời tròn viên mãn là công thức thắng giải được lên làm vua sống sang giàu sung mãn. Đó cũng là điều mà khoa tâm lý ngày nay chứng minh về liên hệ tình gia đình với sự lành mạnh tinh thần. Còn hiếu thì nước còn chảy, cây còn tươi, đèn còn sáng, máy còn chạy: “Con người có tổ có tông, như cây có cội như sông có nguồn”. Như vậy, tiến trình thể hiện Đạo bắt đầu từ cảm nghiệm gia đình, nên không thể yêu Chúa nếu không biết cho tròn chữ Hiếu, không biết yêu thương cha mẹ, dòng giống mình. Bất hiếu là đồ vô phúc, cành lá sẽ héo, nhà sẽ bị mất điện thành tăm tối nghèo nàn. Kho tàng kim cương giàu có Chúa đã chôn giấu trong tình thân thương dòng tộc, trong chính đáy lòng mỗi người. Trở về nối được vào dòng sức sống này là thể hiện chữ Hiếu đúng nghĩa, là tìm được sung túc an lạc của đời sống, như Tin Vui của Chúa: “Nước Trời giống chuyện kho báu chôn giấu trong ruộng. Có người kia gặp được thì liền chôn giấu lại, rồi vui mừng đi bán tất cả những gì mình có mà mua thửa ruộng ấy. Nước Trời lại giống như chuyện một thương gia đi tìm ngọc. Tìm được một viên ngọc quí, ông ta ra đi, bán tất cả những gì mình có mà mua viên ngọc ấy” (Mt 13, 44-45). Bụi Nào Cho Đục Được Mình? Vì Hiếu nên Thúy Kiều trong Đoạn Trường Tân Thanh cam chịu lao đao vùi giập. Chủ đích của Nguyễn Du không phải để quảng diễn những cung oán thê thảm của kiếp người, cũng không phải để đưa giải quyết đấu tranh xã hội nhất thời, mà nhằm nói lên được thái độ đương đầu với mọi nghịch cảnh trong niềm tin căn bản của dân Việt: Dù ai nói ngược nói xuôi, Ta đây vẫn giữ đạo Trời khăng khăng. Ai cũng có lúc đoạn trường chứ chẳng riêng gì nàng Kiều vào buổi giao thời đảo điên ấy. Vì đầm sen nào chẳng có bùn, cuộc đời nào chẳng có gió bụi. Thúy Kiều gặp quả đắng đâu phải vì do nhân mặn; cũng đâu phải vì có tài nên gặp tai như thuyết định mệnh, vì rất nhiều người không có chữ tài mà vẫn cứ liền với chữ tai một vần đấy. Người sao hiếu nghĩa đủ đường Kiếp sao rặt những đoạn trường thế thôi? Nhưng sứ điệp của Nguyễn Du là tìm câu giải đáp cho những đứt ruột của cuộc đời, là tân thanh trong đoạn trường, là tiếng vui trong khúc buồn bùn lội. Cứ nhất định kiên trì tin tưởng vào lẽ Đạo, vào chữ Tâm của hồn thiêng bất tử. Chẳng bùn nào vùi giập được sen, vẫn lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng. Sứ điệp này đã vang vọng qua lời ca dao là hơi thở giống nòi trong phim Ba Mùa (Three Seasons): “Đố ai biết lúa mấy cây Biết sông mấy khúc, biết mây mấy từng. Đố ai quét sạch lá rừng Để ta khuyên gió, gió đừng rung cây”. Giáo sư Lê Hữu Mục trong cuộc hội thảo của sinh viên đại học hè Nancy 1998 về Truyện Kiều và tuổi trẻ, đã đưa ra nhận định về hồn thiêng bất tử trong tâm thức Việt: “Nguyễn Du không hề chủ trương rằng con người mà ta có duy nhất đây sẽ bị tan loãng và mất hút trong đại ngã; ông cũng không hề thấy rằng con người chỉ là một làn sóng, một ngày nào đó sẽ trở về với nước trong lòng đại dương. Nàng Đạm Tiên của Nguyễn Du sẽ mãi mãi là nàng Đạm Tiên với tất cả những mối liên hệ mà nàng đã đan dọc thêu ngang được, với tất cả lịch sử mà nàng đã sống, dù đó chỉ là lịch sử của một hội đoạn trường (Truyện Kiều với Tuổi Trẻ, Làng Văn, trang 683). Niềm tin vào Đạo Trời mãnh liệt lắm. Đó là mùa thứ ba, hóa giải hai mùa nắng nực và mưa sũng, mùa của chữ tâm, mang phép mầu biến đổi tất cả: Có Trời mà cũng tại ta. Khi nàng lấy hiếu làm trinh Bụi nào cho đục được mình ấy vay? Trời còn để có hôm nay Tan sương đầu ngõ vén mây giữa trời. Từ Một Cội Rất Linh Thiêng Hỏi tên rằng biển xanh dâu Hỏi quê rằng mộng ban đầu đã xa. Bùi Giáng đã trăn trở buông ra tiếng thở dài của cõi người ta như thế, giống như lời ca của Hùng Lân trong Khúc Hát Trầm Tư vẫn như còn đang tiếp tục vang vọng: - Cái gì khiến tôi lặng nghe tiếng thầm của dòng sông? Thuyền nào từng rời theo nước cuốn, thuyền nào về từ bến muôn phương, nhịp chèo nào nhặt khoan mong nối hai vô cùng? - Cái gì khiến tôi vượt qua giới hạn của phù vân? Tìm điều nào đẹp hơn no ấm, tìm lời nào định nghĩa thanh danh, gì còn lại thật khi thân xác hư tàn? Đối diện với cõi chết, con người mới thực sự thấy được cái gì mất, cái gì còn, lúc nào ra đi và lúc nào trở về. Tôi vui chơi giữa đời (ối a) biết đâu nguồn cội! Trong sa mạc hoang vu không còn gì để bám víu, kể cả bám víu vào việc ngồi hít thở mà hưởng thú hiện tại như kiểu “New Age”, người Do Thái nhận thức được niềm tin vào Chúa Trời duy nhất: con người chỉ là một đứa bé nhỏ như hạt cát sa mạc bao la kia đang được bàn tay rộng lớn từ trên bao bọc dẫn đường. Lúc bị tước đoạt trơ trụi nhất cũng chính là lúc nhận ra được an toàn đầy đủ nhất. Người Do Thái đã chỉ biết bước đi với Đấng Toàn Năng đang dẫn mình đi, thể nghiệm chữ Hiếu đúng nghĩa với người Cha đích thật, và đã ghi lại những cảm nghiệm nối được vào nguồn sung mãn thành một pho sách gọi là Thánh Kinh. Tiếp nối truyền thống này, người Công Giáo gặp gỡ được Chúa không như một khối lực vô vi hay như một Ông Trời mông lung ở mãi xa xôi, nhưng là một người Cha biết yêu thương gần gũi, đã nhập thể làm người và cư ngụ giữa lòng nhân thế. Sinh ra làm người Việt, tôi tin chắc gặp được Đức Chúa Trời trong cảm nghiệm sống của tôi, trong tình nghĩa gia đình, dòng tộc, trong lịch sử kiêu hùng mà cũng rất bi thảm của dân tộc tôi. Đã tới lúc tôi cần nhận lại tất cả, nối lại tất cả, từ cảm nghiệm ngàn đời của tổ tiên, và ghi lại Hình Dung Một Cuốn Sách Khác với nhà thơ Du Tử Lê trong Hoa Nào Tin Quả Đắng Đến Không Ngờ: không ai hiểu thịt da tôi bìa sách bọc, bao ngoài quá đỗi thực, hư: riêng không ai hiểu linh hồn tôi mướt, sạch mọc lên từ một cội rất linh thiêng.